UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thư giãn - Tâm sự > Thế giới quanh ta

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 23-10-2012, 01:19 PM
tranquangquoc tranquangquoc đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 14
Mặc định Cô gái xấu số và cuộc giải thoát có một không hai

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đây là cuộc giải thoát có một không hai đối với các cô gái bị lừa bán. Cuộc giải cứu này được coi là hy hữu vì chàng trai người dân tộc có tên Hoàng Văn Hơn ấy khi nghe chuyện cô gái, xót thương đã để tâm kiếm tìm cô, bất chấp những nguy hại bản thân, đưa cô về với quê hương, với người thân mà không cần một đồng công nào. Ngoài việc giải thoát đầy sự ly kỳ thì một lần nữa tình người lại được thắp sáng từ hành động của chàng trai ấy.

“Tin người” gặp phận éo le

Cô gái xấu số, phải chịu những ngày đắng cay, tủi nhục, đem tấm thân trinh nữ để mua vui, để làm giầu cho chủ chứa nơi đất khách này tên là Nguyễn Hải Yên (Vì lý do tế nhị, một số tên tuổi trong bài viết đã được thay đổi – PV). Yên sinh năm 1986 tại phố K., phường T., thành phố Ninh Bình.

Học xong phổ thông trung học, với ước mơ cháy bỏng là được làm cô giáo nên Yên đã làm đơn thi vào trường Đại học sư phạm. Thế nhưng do không đủ điểm nên Yên đành phải vào học tại trường Trung cấp tài chính trên Hà Nội.


Cửa khẩu Chi Ma, nơi chàng trai người dân tộc Hoàng Văn Hơn đã thực hiện cuộc giải thoát để đưa Yên về với gia đình.

Ước mơ ban đầu không đạt, lên Hà Nội, do cảnh xa nhà nên lúc rỗi Yên thường tìm ra các quán “nét” để trò chuyện cùng cánh bạn. Nhiều lần đến đây, Yên đã làm quen với một chị tên Hà. Chị em chuyện trò, qua cách xã giao và sự quan tâm nên Yên đã “kết” chị Hà sau đó vài bữa.

Chị Hà thường rủ Yên đi chơi, mua quần áo cho rất nhiều, một thời gian sau Yên đã coi Hà như chị gái. Chị Hà giới thiệu Yên với một người tên Hùng, một thương gia chuyên “đánh hàng” từ Lạng Sơn về Hà Nội bán. Gặp Hùng một thời gian, Yên cũng “kết” Hùng và nhận hắn làm bố nuôi. Cuộc sống sinh viên nơi thành phố, tiền nhà có hạn, Yên đói kém lắm. Biết chuyện, Hùng đã rủ Yên lên Hang Dơi (thôn Khe Đa, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng – Lạng Sơn) buôn vải và quần áo về bán.

Đi được vài lần, chuyến nào cũng suôn sẻ, lợi nhuận có được nên Yên tin Hùng lắm. Hùng gợi ý với Yên là hắn giàu rồi, rất muốn giúp những người có hoàn cảnh như Yên. Từ gợi ý này, Yên đã rủ thêm 3 cô bạn quen cùng Hùng và Hà đi buôn. Như đã hẹn, Hùng cho xe con đến đón 4 cô gái trong đó có Yên rồi đưa lên Cống Trắng.

Hùng bảo Yên và 3 cô gái, muốn có lợi nhuận cao phải mua tận gốc, bán tận ngọn, chuyến này Hùng sẽ đưa các cô sang tận Trung Quốc lấy hàng. Đưa bọn Yên qua biên giới, Hùng gửi vào một nhà người quen. Chờ mãi không thấy Hùng trở lại, bọn Yên định tìm đường về thì được người quen của Hùng cho biết các cô đã bị bán.

Bọn Yên định bỏ chạy thì bị những thanh niên lực lưỡng bắt trói lại, đánh thừa sống thiếu chết rồi bịt mắt chở đi đâu đó. Đến chỗ mới bọn Yên tiếp tục bị đánh đập, để sống được bọn Yên phải chấp nhận và bị ép bán trinh, bị ép tiếp khách, có ngày phải tiếp từ 15 – 20 khách.

Chàng hiệp sỹ người dân tộc thiểu số

Yên bị lừa bán, “mất tích” trong một thời gian dài mới được gia đình biết trong một lần người anh rể tên là Phan có việc ra Hà Nội, tạt vào thăm em không gặp. Người anh rể và gia đình ra công tìm kiếm sau nhiều ngày nên họ hình dung ra Yên đã bị người ta lừa, bắt đem đi bán. Thế nhưng ai lừa, bắt đem đi bán ở đâu thì gia đình cô không biết.

Trong sự ngóng trông vô vọng này, một lần người nhà cô là anh Phan đã gặp nhà báo L.H. đang công tác tại tờ Việt Nam Business Forum (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Bản tin tiếng Anh). Biết nhà báo L.H. là người hay đi tới các vùng sâu vùng xa, trong đó có các khu biên giới nên gia đình Yên đã nhờ cô, nếu đến đó, có điều kiện hỏi han, tìm kiếm xem có thấy Yên hay không.


Một trong hàng chục lá thư đầy tủi hờn mà Yên đã viết nơi đất khách nhưng không thể gửi về được cho gia đình.

Từ đó trở đi, đến bất cứ khu vực nào có cửa khẩu nhà báo L. H cũng đem chuyện tựa như “mò kim đáy bể” kia ra nhờ cậy những người đã gặp. Trong một lần lên cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình – Lạng Sơn), L.H. đã gặp anh Trần Văn Thượng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Chi Ma, cô cũng đem chuyện của Yên ra nhờ tìm.

Tuy biết đây là việc khó, thế nhưng anh Thượng cũng nhận lời. Một thời gian sau, trong công việc, anh Thượng đã gặp Hoàng Văn Hơn, một chàng trai người dân tộc hay qua cửa khẩu làm công việc bốc vác thuê kiếm sống. Hơn là người rất thạo tiếng Quảng Đông.

Ngoài việc nhờ vả, anh Thượng cũng đem chuyện đã được nghe nhà báo L.H. kể như: Yên còn trẻ lắm. Đang là sinh viên. Người ngợm gầy còm như vậy, nếu thực tế bị đem bán thì không biết có chịu được những nghiệt ngã nơi nhà hàng như đã được nghe kể hay báo chí đưa thông tin hay không v.v...

Một phần vì được anh Thượng nhờ vả, phần nữa, do hình dung ra những điều kinh khủng và tồi tệ sẽ xẩy ra với một cô gái như Yên nên Hơn đã nhận lời cùng một tấm ảnh thẻ của Yên mà anh Thượng đã đưa cho để dễ nhận dạng. Thế là từ đó, mỗi khi có việc bốc vác bên Linh Minh (Quảng Đông, Trung Quốc), thời gian rỗi Hơn lại đi tìm kiếm Yên.

Trong rất nhiều lần như vậy, tự mình tìm kiếm Hơn còn nhờ thêm những người bạn quen của mình trong đó có một người tên là Nàm. Nghe Hơn kể, sau một hồi suy xét, Nàm cho Hơn biết, đất Linh Minh này, các cô gái Việt Nam bị bán sang đây chủ yếu tập trung ở Ái Điểm vì nơi đấy có khu phố ăn chơi cho các thương gia mang tên Sập Soóng Cái (tiếng Việt gọi là Phố 13 vì mỗi lần vào đây ngủ với các cô gái ai cũng mất 13 tệ) cách cửa khẩu Chi Ma khoảng 450km.

Từ lời gợi mở này, Hơn đã quyết định đột nhập vào Sập Soóng Cái và kết thân với một chủ chứa là A Vần.

Nhận Yên là em gái, Hơn đã đưa ảnh của Yên cho A Vần xem. Nể tình, A Vần đã cho đàn em đi khắp 200 nhà hàng có chứa gái ở đây để tìm kiếm và họ đã phát hiện ra Yên đang có mặt ở một nhà chứa. Hơn, Nàm đã quyết định vào đây trong vai người đi chơi gái. Vì vào lần đầu, chưa phải là khách quen, theo quy định nghiêm ngặt, tất cả mọi giấy tờ tùy thân của Hơn đã bị giữ lại trong đó có chiếc ảnh thẻ của Yên.

Vào nhà trọ, sau khi đảo mắt một lượt để “chọn hàng”, Hơn đã phát hiện ra Yên, với thể trạng mệt mỏi, tinh thần suy sụp vì tần suất công việc và sự trác táng của khách làng chơi đang ngồi bó gối ở góc phòng. Lúc này, Hơn đã đặt vấn đề với chủ chứa là muốn mua lại Yên. Chủ chứa đồng ý, cuộc bán mua được “đặt lên bàn”.

Mới đầu, chủ chứa ra giá 5000 tệ, tuy không có tiền nhưng Hơn vẫn gật đầu đồng ý. Thấy Hơn dễ dãi, chủ chứa lại tăng giá, sau gần chục lần nâng lên đặt xuống giá mua Yên đã lên tới 30 nghìn tệ. Không còn cách nào khác, trao đổi với Nàm, Hơn quyết định đánh tháo, “cướp hàng”.

Cuộc ẩu đả xẩy ra, Hơn, Nàm vừa một tay kéo Yên, tay kia giơ gậy lên chống đỡ và đánh lại bọn bảo kê của nhà chứa. Cuộc ẩu đả đã gây xáo trộn khu phố Sập Soóng Cái, bảo kê của các nhà hàng thấy vậy đã túa cả ra giúp sức.

Biết sẽ khó thoát khỏi vòng vây, Hơn vừa chống cự vừa tìm đường kéo Yên chạy thẳng vào trụ sở công an Ái Điểm trình bầy lý do. Biết việc, công an Ái Điểm đã hợp tác nhưng họ đưa ra yêu cầu là phải có căn cứ nào đó để khẳng định cô gái mà Hơn đang giải thoát là Yên, còn không thì Hơn sẽ bị phạt và Yên sẽ phải trả về cho người chủ. Do ảnh để làm bằng chứng của Yên đã bị bọn bảo kê nhà hàng thu giữ, Yên và Hơn không quen nhau, sau một lúc suy nghĩ, Hơn đã yêu cầu công an Ái Điểm nhận dạng Yên qua chữ viết.

Hơn liên hệ với anh Thượng, anh Thượng liên hệ với nhà báo L.H., nhà báo L.H. liên hệ với người nhà Yên. Một trang viết trong vở của Yên đã được người nhà fax lên cơ quan anh Thượng. Anh Thượng liên hệ với Hơn, lại thông qua người quen bên Linh Minh, tờ giấy fax có chữ của Yên đã được đưa tới công an Ái Điểm. Sau đó, công an Ái Điểm đã cho Yên viết thư rồi định dạng mặt chữ và đã công nhận sự thực qua việc trình bầy của Hơn, đồng ý cho Hơn mang Yên về Việt Nam.

Ác mộng còn lại

Thế là từ một tình người, một sự giải thoát cực kỳ hy hữu và cũng đầy mạo hiểm, sau 2 ngày đêm ngụp lặn ở Ái Điểm, chàng trai người dân tộc thiểu số có tên Hoàng Văn Hơn giải thoát Yên khỏi địa ngục trần gian, khỏi cuộc sống đầy nhơ nhớp và không biết số phận tiếp theo sẽ như thế nào. Yên đã coi Hơn như bố nuôi, như một người đã sinh ra mình lần nữa. Hơn vẫn ở lại với nơi cửa khẩu, tiếp tục kiếm sống bằng nghề bốc vác còn Yên đã về quê.

Theo thông tin mà ông Thượng cung cấp, ngày 27/6/2008, liên Bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội công bố Thông tư liên tịch số 3/2008/TTLT-BCA-BQP-BLĐTB&XH hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về và Yên cũng đã trở về với quê hương theo trình tự này. Và theo ông Thượng thì đây là cuộc giải thoát hy hữu nhất mà từ trước đến nay chúng ta có được.

* Theo Đơn Thương (Đại Đoàn Kết)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:22 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.