UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 02:48 PM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 23
Mặc định 'Trại điên' bên bãi tha ma

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

'Trại điên' bên bãi tha ma
Băng qua con đường làng trải dài trên cánh đồng lúa đang kỳ trổ đòng xanh mướt, chúng tôi tìm đến “tổ ấm” của vợ chồng anh Trần Tuấn Chỉnh và chị Ngô Thị Lanh, ở thôn Thưởng Đồng, xã Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định.

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt làm chúng tôi ngỡ ngàng là một “đoàn người” điên dại, tóc tai quần áo bẩn thỉu đang vui đùa bên những ngôi mộ sau nhà.

Làm bạn với “ma”

Bước chân vào nhà, một người đàn bà đang nằm sụt sùi bên chiếc giường chỏng chơ sắp gãy, cố gượng dậy chào khách. Biết anh Chỉnh không có nhà, khi thấy phóng viên về viết bài, hàng xóm kéo nhau đến tiếp chuyện giùm. Ngôi nhà rộng chừng 10m2, nền lổn nhổn xỉ than, không có nổi một chiếc bàn để tiếp khách.

Người hàng xóm tên là Trần Văn Trạch kể: “Ở cái làng này, mà là cả nước này có lẽ không có ai khổ như anh Chỉnh. Anh phải quần quật quanh năm suốt tháng đi kiếm từng đồng nuôi 4 đứa con điên dại. Vợ thì đau ốm suốt ngày, không làm được việc gì. Đã thế, đến mảnh đất để dựng cái lều cũng phải “mượn” của bãi tha ma. Mọi sinh hoạt, vệ sinh đều “đi nhờ” hàng xóm”. Đang say sưa kể chuyện cho chúng tôi, anh Trạch chỉ tay ra nói: “Anh Chỉnh đấy”. Một người đàn ông tiều tụy tay cầm mấy cân gạo, tay kia xách túi cá khoe reo với lũ con: “Hôm nay có ăn rồi, các con không phải nhịn đói như hôm qua nữa”. Vừa rót nước mời khách, anh Chỉnh vừa kể cho chúng tôi về những ký ức đau buồn của mình.

Bãi tha ma là nơi vui chơi của lũ trẻ nhà anh Chính


Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1971, anh nhập ngũ chiến đấu tại chiến trường Bình - Trị - Thiên. Khi đất nước thống nhất, anh giải ngũ và lập gia đình năm 1979. Nhưng bao ước vọng về một gia đình đầm ấm đã tắt ngấm, kể từ lúc vợ anh sinh đứa con đầu lòng. Chất độc da cam mang từ chiến trường khốc liệt đã làm cho cả 6 người con của vợ chồng anh đều điên điên, dại dại. Không chống được số mệnh, 2 đứa đã mất, 4 đứa còn lại lay lắt sống trong nghèo đói và đau khổ.

Khi đứa con gái đầu lòng qua đời, đôi vợ chồng trẻ chỉ biết ôm nhau mà khóc. Đã vậy, những lời thị phi độc ác về “kiếp trước ăn ở thiếu đức” như vết thương cứa sâu vào trong lòng đang nát ra từng mảnh của đôi vợ chồng trẻ. Không chịu nổi, năm 1987, vợ chồng đành dắt díu những đứa con điên dại “trốn” vào vùng kinh tế mới ở Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước bây giờ).Anh Chỉnh nhớ lại: “Vào đấy, không ai thân thích, vợ chồng khó khăn trăm đường. Để mưu sinh và có tiền thuốc thang cho con, chúng tôi phải làm thuê đủ việc, từ cuốc đất, làm cỏ, đến nhặt lượm ve chai. Nhưng do không hợp với thổ nhưỡng, bệnh tật của vợ con ngày càng nặng thêm”.

Không chịu nổi, họ lại ngược ra Khánh Hoà làm nghề nhặt ve chai kiếm sống. Thời gian này, một biến cố đau khổ khác lại ập xuống gia đình họ. Người con gái trong một lần đi nhặt rác đã bị kẻ xấu hãm hiếp có mang rồi sinh con. Đứa cháu tên là Trần Văn Hảo, sinh năm 2003, hiện ở với mẹ và ông bà ngoại.

Chuyến hồi hương trăm nẻo cơ cực


Hơn 20 năm bôn ba xứ người kiếm kế sinh nhai, năm 2008, gia đình anh Chỉnh dắt díu nhau hồi hương. Lần trở về này, họ không một xu dính túi. Hành trang vợ chồng anh mang về là 4 người con lớn tồng ngồng, nhưng điên dại và một đứa cháu là “nạn nhân” của một vụ cưỡng hiếp. Khó khăn đủ bề, anh Chỉnh mượn đất của người chết dựng túp lều để vợ con cư ngụ.

Ông Trần Đắc Sách (Chủ tịch UBND xã Hiển Khánh):
“Miếng đất mà ông Chỉnh đang ở, trước đây là bãi tha ma, mới di dời mấy năm nay, giờ chỉ còn một số ngôi mộ xung quanh. Thực tế mấy đứa con ông đều bị chất độc da cam rất nặng nhưng do hồ sơ chưa đầy đủ nên chưa được xét duyệt.

Trước mắt tôi cũng đã yêu cầu ông làm đơn để cấp trên xét cho mảnh đất ở khu giãn dân. Chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện hết sức để giúp đỡ gia đình...”.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những tiếng cười sằng sặc phía sau nhà. Tôi ghé mắt nhìn sang, một nhóm người mặt mũi nhem nhuốc, ánh mắt vô hồn đang vui đùa trên những nấm mộ.

Anh Chỉnh cho biết: “Gia đình tôi giờ chẳng khác nào trại điên bên bãi tha ma. Những lúc trái gió trở trời, vết thương chiến tranh âm ỉ dày vò, bệnh dạ dày mãn tính cứ hành hạ suốt đêm khiến tôi không ngủ được. Bà ấy thì đau thần kinh, ốm yếu suốt ngày. Các con lúc nào cũng vật vã, kêu la. Các anh thấy đó”.

Giờ đây mọi sinh hoạt, ăn uống của 7 con người chỉ trông chờ vào số tiền trở cấp chất độc da cam hàng tháng và công làm thuê bữa có bữa không của anh Chỉnh. Mấy hôm trước họp thôn, thấy gia cảnh anh Chỉnh quá khốn khổ, lãnh đạo thôn đã xin cho anh được đi bảo vệ ruộng đồng để kiếm thêm thu nhập.

Hàng ngày, anh Chỉnh vừa đi làm bảo vệ, vừa tranh thủ mò cua, đánh cá ngoài đồng để cải thiện cuộc sống. Không những thế, hàng xóm còn góp tiền dựng cho gia đình anh một ngôi nhà để trú mưa, trú nắng. Ngôi nhà mới được dựng khoảng chừng 10m2, vừa đủ để kê hai chiếc giường.

Vậy mà đấy là chỗ ra vào hàng ngày của những đứa con của họ. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, anh Chỉnh thanh minh: “Cũng chưa có tiền chú ạ! Làm ngôi nhà này hết có hai trăm nghìn thôi. Gạch, ngói, xi măng... đều do người dân góp vào giúp cả. So với trước đây, thế này là may lắm rồi”.Có tận mắt chứng kiến gia cảnh của gia đình anh Chỉnh, chị Lanh mới cảm nhận hết được sự bần cùng đến tội nghiệp. Trong nhà không có bất cứ một vật dụng gì đáng giá trên 30.000 đồng. Hai chiếc giường sắp gãy cũng xin được của người dân để cho 7 con người có chỗ ngả lưng.

Vật dụng dùng để nấu nướng cũng phải đi mượn. Ông Lãi, một người hàng xóm cho biết: “Khổ đến thế là cùng, nồi niêu, bát đũa đều phải đi mượn cả. Đến nỗi một cái giếng để tắm rửa, một cái nhà vệ sinh cũng không có đất mà xây. Khổ nhất bữa ăn, lúc nào cũng chỉ được lưng chừng bát.

Cuộc đời thật trái ngang, trong lúc Nhà nước có chủ trương, chính sách chăm lo cuộc sống cho các gia đình nạn nhân da cam, thì gia đình ông Chỉnh lại phải dựng tạm ngôi nhà ở bãi đất tha ma để ở. Đã vậy trong ngôi nhà có tới 5 người bị nhiễm chất độc da cam, nhưng mới chỉ có ông Chỉnh được xét duyệt. Còn 4 đứa con vẫn chưa được hưởng chút trợ cấp nào”.Thấy anh thỉnh thoảng nhăn mặt vì đau, tôi hỏi “Anh đã mua thuốc uống chưa?”.

Nhìn sang người thân của mình, anh Chỉnh nghẹn ngào: “Đã từ lâu gia đình tôi nào có tiền mua một viên thuốc. Bà ấy bị bệnh thần kinh ốm mà cũng chẳng có một viên thuốc nào đâu. Ngày trước có từng đoàn khám bệnh miễn phí thì chúng tôi còn “kéo” nhau đi khám được. Nhưng lâu nay chẳng thấy”. Tôi hỏi tiếp: “Mong muốn lớn nhất của mình là gì?”. Anh nói lẫn trong nước mắt: “Tôi chỉ mong sao cho những đứa con hàng ngày không phải nhịn đói”. Thấy vậy, mấy người hàng xóm xen lời: “Sao không ước có miếng đất để xây nhà cho con?”. Anh Chỉnh đáp: “Có đất nhưng tiền đâu mà xây nhà, thôi lay lắt ở tạm qua ngày, miễn sao các con có cơm no, có thuốc chữa bệnh là tốt lắm rồi!”.

Theo Gia Đình và Xã Hội
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:11 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.