UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 02:41 PM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 17
Mặc định Xa lắm, Tết thiếu nhi!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tết thiếu nhi của bé Dung là một bắp ngô. Nhưng Dung cũng chẳng được hưởng nguyên chiếc vì bố cháu đã bẻ đôi để chia cho người chị một nửa. Nhìn bé Dung chập chững bước đi, tay đưa chiếc bắp ngô lên miệng mà nước mắt tôi cứ trực trào ra...


Cuộc sống khốn khó, nhưng không thiếu những tiếng cười trẻ thơ. (Ảnh: Văn Dũng)

Mồng 1/6 đang điểm từng giờ, nhưng ở xã Thạnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi vừa xảy ra vụ sập núi đá kinh hoàng cuối tháng 12/2007 vừa qua thì dường như không ai biết đến ngày Quốc tế thiếu nhi. Những đứa trẻ ở vùng quê nghèo khó cứ lặng lẽ đùa nghịch cho Tết trôi qua.

Cơn mưa rào đột ngột dội xuống làm không khí miền quê nghèo khó Thạch Bàn càng thêm ảm đạm. Xe chúng tôi lăn bánh khắp các thôn xóm nhưng không thấy một băng rôn cổ động, cũng chẳng nghe người dân nhắc đến ngày hội của các cháu.

Bà cụ gầy gòm, hốc hác ngồi tựa lưng vào vách ở một ngôi nhà chừng 40m2 trông đám cháu nhỏ đang nô đùa ở xóm 7 ấy là bà Dương Thị Cháu. Gia đình bà Cháu vừa trải qua những mất mát đau thương khi hai con dâu bà tử nạn trong vụ sập núi đá.

Bà Cháu có đến 8 cháu nhỏ, thì 5 trong số đó đã mồ côi mẹ. “Cả 5 đứa là cháu nội của tui. Đứa lớn 11 tuổi, đứa bé 13 tháng tuổi. 3 đứa là con thằng con trai đầu. Hai đứa nhỏ là con của thằng con trai kế. Hôm sập núi đá 2 đứa con dâu đã ra đi để chúng lại cho bố, cho đôi vợ chồng già này”, bà Cháu kể.

Nhắc đến Tết thiếu nhi, bà Cháu sụt sùi nước mắt: “Mấy bữa ni nghe đài nói chỗ này chỗ nọ những ông bố, bà mẹ lo sắm áo quần, tổ chức vui chơi cho các cháu, nhưng khi nhìn đám cháu yếu đuối, nhìn hai đứa con trai chạy ăn từng bữa mà rơi nước mắt. Không có kẹo, không có tết cho các cháu buồn lắm, nhưng biết làm sao khi miếng ăn hàng ngày còn chưa đủ”.


Người con trai thứ của bà Cháu, anh Võ Ngọc Cường từ trong ngôi nhà nhỏ đi ra vội bế lên tay đứa con thơ dại. Anh cho biết, hôm xảy ra vụ sập núi đá khiến vợ anh thiệt mạng, bé Võ Thị Dung mới tròn 9 tháng tuổi, lúc ấy chưa biết nói, chưa biết đi. Giờ cháu Dung đã 13 tháng tuổi, chập chững biết đi và cũng đã bập bẹ tiếng gọi bà. Nhìn con, anh buồn bã: “Nhà vốn đã nợ nần, vất vả mà mẹ các cháu lại gặp nạn, mất đi. Mọi công việc trong nhà mấy tháng nay đảo lộn. Chỉ công việc nuôi và trông cháu cũng đã mệt lắm rồi. Nhiều lúc nửa đêm cháu nó khóc vì đói sữa thế là tui phải bế cháu khắp làng, đến những gia đình mới sinh con xin cho cháu bú nhờ”.

Cuộc sống chạy ăn từng bữa nuôi con nên anh Cường cũng chẳng nhớ đến Tết thiếu nhi để lo cho hai đứa con cái quần, gói kẹo. Tết thiếu nhi của cháu Dung chỉ là một bắp ngô vừa được anh Cường mua của một người bán dạo. Nhưng Dung cũng chẳng được hưởng nguyên chiếc vì bố cháu đã bẻ đôi để chia cho người chị một nửa. Nhìn bé Dung chập chững bước đi, tay đưa chiếc bắp ngô lên miệng mà nước mắt tôi cứ trực trào ra...


Bé Võ Thị Dung hạnh phúc với món quà là một nửa bắp ngô

Cả ngàn đứa trẻ khác tại Thạch Bàn không trải qua nỗi đau mất mát như 5 đứa cháu của bà Dương Thị Cháu cũng đều có chung một hoàn cảnh: không có Tết thiếu nhi!.

Năm bạn nhỏ ở xóm 6 gồm Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Phương, Võ Thị Trinh, Võ Thị Thùy, Nguyễn Văn Sơn học sinh lớp 4, trường tiểu học Thạch Bàn khiến chúng tôi không khỏi giật mình khi hồn nhiên trả lời khách lạ: “Tết thiếu nhi à chú? Bọn cháu có biết mô. Bọn cháu chỉ biết Tết Trung thu thôi”.

Nói dứt lời, cả 5 bạn nhỏ lại cặm cụi vào công việc gia công hàng mã của mình. Hơn chục ngày nay, từ lúc được nghỉ hè, 5 bạn rủ nhau tìm đến một đại lý chuyên sản xuất hàng mã trong xã xin làm gia công để kiếm tiền. Công việc xếp những miếng gỗ ép mỏng, cuốn giấy lại thành những ô vuông mỗi ngày chỉ mang lại cho các em từ 2 đến 3 nghìn đồng, nhưng em nào cũng rất hăng say. “Bố mẹ cháu vất vả. Bố đi thuyền, nhặt đá, mẹ ở nhà làm ruộng. Cháu phải làm để có tiền mua bút, mua sách”, cô bé Nguyễn Thị Hiền vừa xếp hộp vừa trò chuỵên với chúng tôi.


5 bạn nhỏ làm thêm lấy tiền mua sách vở

Không có tết, không bánh kẹo, không có sân chơi hoành tráng như chốn thị thành, nhưng trên mảnh đất cằn cỗi này lại không thiếu những tiếng cười, và những trò chơi trẻ thơ. Những đứa trẻ ở Thạch Bàn tự tìm cho mình niềm vui khi chúng biến bất cứ nơi nào từ sân nhà, khu vườn, thậm chí là những con đường làng thành sân chơi. Những trò chơi xóa đi nỗi buồn vắng Tết!.

Theo Vietbao
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:10 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.