UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 02:39 PM
quan_huynh74 quan_huynh74 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 30
Mặc định 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai (16-3-1968 - 16-3-2008)

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

* Nhân chứng lên tiếng
Cựu trung úy Larry Colburn - Ảnh: H.GIANG
- Những tiếng nói của lương tri vẫn làm nhói lòng. Cần nhớ để không bao giờ tái phạm những tội ác chiến tranh.

Đó là một buổi sáng đầy nắng và cũng là ngày mà nhân loại ghi nhớ là một vết nhơ của quân đội Mỹ gây ra trên một ngôi làng nhỏ ở Quảng Ngãi, VN: một toán lính Mỹ của đại đội Charlie (thuộc lữ đoàn 11) với trang bị tận răng đã tấn công vào làng Mỹ Lai, hãm hiếp phụ nữ và tàn sát 504 thường dân vô tội. Phần lớn trong số này là phụ nữ, trẻ em. Lính Mỹ gọi họ là Việt cộng, kể cả những em bé 2-3 tuổi(!). 40 năm, chứng tích Mỹ Lai còn đó để nhắc nhở nhân loại về lương tri loài người.

Quang cảnh buổi sáng 16-3-1968 ấy rất hỗn độn khi chuẩn úy Larry Colburn cùng hai đồng đội là phi công Hugh Thompson và Glenn Andreotta tới làng Mỹ Lai. Mưa đạn pháo từ máy bay Mỹ đang giội xuống ngôi làng, bình thường như bất kỳ cuộc giao tranh nào, không có dấu hiệu khác thường...

Hugh cho máy bay về căn cứ nạp thêm nhiên liệu. Khi quay lại, họ thấy chiếc mương rỗng lúc trước giờ đã đầy ắp thi thể phụ nữ, trẻ em, người già... Ba người rà soát để tìm kiếm bất cứ chuyển động nào của sự sống. Hugh và Larry tìm thấy một cậu bé còn động đậy. Đã bao nhiêu lần Larry kể về các chi tiết ấy trước hàng nghìn đối tượng khác nhau, nhưng lúc này - khi tiếp xúc phóng viên Tuổi Trẻ 40 năm sau ngày kinh hoàng đó - Larry vẫn xúc động khi hồi tưởng sự việc.
Đó là tội sát nhân!

Larry chính là một trong ba người lính đã can thiệp vào cuộc tàn sát dân thường ở Mỹ Lai của lính Mỹ trong chiến tranh VN - những người đã đưa hình ảnh Mỹ Lai đi khắp thế giới để bóc trần khía cạnh phi nhân đạo và dã man của binh lính Mỹ. Ông là người duy nhất còn sống: Glenn Andreotta mất ngay trong thời kỳ chiến tranh, Hugh Thompson mất hồi tháng 1-2006. Nếu không có Hugh, Glenn và Larry, con số thường dân thiệt mạng ngày hôm đó không dừng lại.

"Hugh mới là người ra quyết định vì anh ấy là phi công của tôi" - cho đến giờ Larry vẫn tiếc sao họ không làm được nhiều hơn để ngăn chặn tội ác mà khi lần đầu chứng kiến, ông cho rằng chỉ bọn diệt chủng mới làm như vậy.

"Lữ đoàn 11 vừa chân ướt chân ráo tới VN sau khi được rèn luyện trong rừng rậm Hawaii. Họ là những người lính trẻ, mới 18-20 tuổi" - Michael Bilton, tác giả cuốn Bốn giờ ở Mỹ Lai, cho biết. Ngày hôm đó, họ nôn nóng được đánh trận và trả thù cho các đồng đội đã mất, Larry kể.

Ông muốn những người nghe ông nói hiểu được rằng mọi cuộc chiến luôn có chém giết, nhưng nó khác với tội sát nhân. "Nếu có ai đó được trang bị vũ khí và định giết bạn, đó là chiến tranh. Nhưng những thường dân Mỹ Lai hôm đó không đe dọa họ (tức các binh lính Mỹ), cũng không được vũ trang, mà lại toàn phụ nữ, trẻ em, người già, thậm chí là trẻ sơ sinh...".

Tưởng niệm và tha thứ
Khi người dân Mỹ Lai kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát (1998), Larry vẫn còn sát cánh bên người đồng đội cũ Hugh Thompson trở lại nơi này. Lúc đó, hai người vừa được Chính phủ Mỹ trao huy chương tại Đài tưởng niệm chiến tranh VN tại Washington DC, vì đã có công ngăn chặn binh lính Mỹ tiếp tục cuộc thảm sát mang lại vết nhơ mãi mãi của Mỹ trong chiến tranh. Trong lần kỷ niệm 40 năm này, Larry phải thay mặt Hugh vì ông đã qua đời cách đây hai năm vì bệnh ung thư.

Larry là một trong hàng trăm cựu chiến binh Mỹ đã và đang trở lại VN sau chiến tranh. Họ đi có khi dẫn theo vợ, con... "Để tìm kiếm bình an - Larry nói - Họ cảm thấy cần phải trở lại để được tha thứ, để nói lời xin lỗi". Ông nói rằng ở Mỹ vẫn có rất nhiều cựu binh sống trong sự mặc cảm tội lỗi vì hiểu rằng mình đã tham dự một cuộc chiến vô lý.

Lòng vị tha của người Việt khiến những cựu binh Mỹ cảm phục. "Nó khiến người ta ngạc nhiên" - Michael Bilton, người cùng đi với Larry, nói. Ông kể một người sống sót trong vụ thảm sát nói với ông rằng bà ta nghĩ phi công Thompson là người tốt và hỏi tại sao những người lính khác chưa quay lại để được tha thứ. "Nếu họ hỏi, chúng tôi sẽ tha thứ cho họ”. Đối với Larry và Michael, đó là một điều thuộc về tâm linh rất thiêng liêng của người Việt mà người Mỹ không thể hiểu.
Nhân chứng lên tiếng
Đó là sự việc mà tôi làm trong cuốn sách này. Cuốn sách này dẫn giải Mỹ Lai. Bởi vì hầu như vô nghĩa như chiến tranh, và vô nghĩa như một cuộc chiến tranh phi lý đã làm tan biến sự tự trọng của con người".

(Trích từ sách Tôi đến Việt Nam trong lửa đạn - Niente è così sia - của nhà báo Ý Oriana Fallaci, Phạm Châu Loan dịch)Đây là những mảnh ghép của cuộc thảm sát ở Mỹ Lai qua lời kể lại của những kẻ đã thi hành và của những người đã cam chịu nó.
Người Mỹ đã giấu giếm và nhà báo Ý Oriana Fallaci biết được vụ việc khủng khiếp này sau đó một năm rưỡi. Bà cũng là nhà báo nước ngoài có mặt ở VN thời điểm đó năm 1968, lúc đó bà ở Sài Gòn. Bà đã đi gặp các nhân chứng, những kẻ đã thi hành tội ác này, buộc họ lên tiếng.

* "Có một ông già núp trong hầm trú ẩn. Ông ta ngồi co rúm lại trong đó. Một ông già rất già. Viên trung sĩ David Mitchell gào lên: "Giết nó đi!". Thế là một ai đó giết ông già.

Chúng tôi lùa đàn ông, đàn bà, trẻ sơ sinh ra giữa làng, một làng trơ trọi như một hòn đảo nhỏ. Trung úy Calley xông tới và nói: "Các người có biết phải làm gì với họ không?". Rồi ông ta bắt đầu xả súng bắn họ và ông ta bảo tôi cũng phải bắn. Thế là tôi nhét bốn băng đạn vào khẩu súng M16 của tôi, có tất cả 68 viên và tôi bắn thẳng vào họ, tôi đã giết khoảng 10-15 người".

(Binh sĩ Paul David Meadl)
* "Có một tốp phụ nữ và một bé gái chừng 13 tuổi mặc bộ đồ màu đen bị dẫn tới. Một người lính giằng lấy cô bé trong khi những tên khác giữ chặt cô bé cho hắn tụt quần áo cô bé ra. Hắn bảo: "Hãy xem nó như thế nào nào!". Một tên nói: "Tao đang nóng đây!". Trong khi bọn họ giật bỏ quần áo cô bé, xung quanh tất cả bốc cháy: những căn nhà, những xác chết. Người mẹ của cô bé xông vào để bảo vệ đứa con. Thế là một tên lính đá bà ấy nhiều cú và một tên khác tát bà rất mạnh.

Họ chỉ dừng khi Haeberle, một phóng viên ảnh, chạy tới để chụp một kiểu ảnh. Họ cư xử như tất cả đó là chuyện bình thường. Rồi một tên nói: "Bây giờ chúng ta làm gì?". Một tên khác trả lời: "Giết nó đi!". Tôi quay mặt chỗ khác. Rồi tôi nhìn thấy những phụ nữ, cô bé và cả lũ trẻ con đều chết".

(Jay Roberts, phụ trách thông tin của đại đội Charlie)

* "Thấp thoáng một bóng phụ nữ, rồi cái đầu xuất hiện phía sau hàng rào. Đám lính hét lên rồi bắn vào cô ta và người phụ nữ ngã xuống bị móc vào một cái cọc. Thế là cái đầu của người phụ nữ ấy trở thành điểm ngắm, họ bắn vào cái đầu, có thể thấy xương sọ văng ra từng mảnh. Tôi không tin vào mắt mình nữa. Dọc con đường mòn chúng tôi gặp hai đứa trẻ: một đứa lên bốn và một đứa lên năm, tôi đoán vậy. Một người bắn vào đứa trẻ nhỏ hơn và đứa trẻ lớn hơn lao vào để che chở cho nó. Tên này nhả sáu phát đạn vào người thằng bé.

Sau đó chúng tôi gặp một người đàn ông với hai đứa trẻ khác, chúng bé tí xíu, một bé trai và một bé gái. Những tay súng nổ súng và cắt họ ra làm đôi. Đứa bé trai bị thương vào cánh tay và cẳng chân. Thằng bé nhào về phía chúng tôi trong sự thất đảm kinh hoàng, người nó đầy máu. Tôi quì gối để chụp ảnh thằng bé và một người lính cũng quì gối cạnh tôi để bắn nó. Phát đầu tiên hất ngửa thằng bé ra phía sau, phát thứ hai hất tung nó lên cao, đến phát thứ ba thằng bé rơi xuống.

Bắn xong tên này bỏ đi dửng dưng. Không có một chút biểu hiện nào trên bộ mặt của hắn ta, không có một chút thể hiện nào trên gương mặt của tất cả những người lính Mỹ. Họ phá hủy, giết hại với một vẻ hoàn toàn thản nhiên, với vẻ của người đang làm một công việc bình tâm".

(Ron Haeberle, phóng viên ảnh thuộc đại đội Charlie)
* "Tôi không nhớ gì hết ngoài những người dân làng bị giết. Máu chảy khắp mọi nơi. Cả những lính Mỹ da trắng cả những lính Mỹ da đen đều bắn, giết. Họ bắn bửa những cái đầu làm đôi và rất nhiều lính Mỹ trên người dính những mảnh thịt. Họ đã giết của tôi một đứa con gái 24 tuổi và một đứa cháu nhỏ 4 tuổi".

(Từ lời kể lại cho tờ Time của chị nông dân Đỗ Thị Chúc,
người thoát chết trong vụ thảm sát)

(tuoitre.com.vn ngày 15/3/2008)

- Mỗi dịp tháng 3 về, hàng nghìn du khách trong và ngoài nước lại về Quảng Ngãi thăm mảnh đất đau thương Mỹ Lai - Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Học sinh viếng thăm khu chứng tích Sơn Mỹ, viếng hương hồn 504 thường dân vô tội bị lính Mỹ thảm sát vào ngày 16-3-1968.

Du khách nước ngoài nghe hướng dẫn viên kể về vụ thảm sát trong ngôi nhà chứng tích của ông Đỗ Ky ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Gia đình ông Ky bị giết sạch cả nhà gồm 6 người.

Học sinh trường THPT Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh tan trường. 100% trẻ em Sơn Mỹ hôm nay đều được đến lớp, đến trường.
Hòa bình, dẫu quê hương còn nhiều khó khăn nhưng người dân Sơn Mỹ đã gượng dậy gieo mầm phủ xanh ruộng lúa, xoa dịu đau thương.


Nhìn trẻ em vô tư nô đùa trên bãi biển Mỹ Khê, nụ cười lạc quan của bác nông dân gánh cỏ khi hướng về ống kính của các đoàn làm phim nước ngoài... ít ai nghĩ rằng nơi đây đã từng có cuộc thảm sát.
Một lễ cầu siêu, một buổi giỗ tập thể sẽ được tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cùng với lễ tưởng niệm 40 năm ngày Sơn Mỹ gặp đau thương trong hai ngày 15 và 16-3-2008. Những người con của Sơn Mỹ, của Quảng Ngãi, những người đã từng đắng lòng khi nghe câu chuyện sáng 16-3 đang từ khắp nơi tìm về. và trong đó, tất nhiên không thể thiếu những nhà báo quốc tế, những cựu binh Mỹ...

Nhớ về ngày xưa để tiếp tục nâng niu cuộc sống hôm nay...

Chị Phạm Thị Hiền - nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai(gia đình chị bị giết chết đến 7 người) vào sáng 16-3-1968 - đang trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Đài truyền hình France 5 (Pháp) tại thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Chị Đỗ Thị Tuyết - con gái ông Đỗ Ký, nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai (gia đình bị giết chết đến 6 người) - đứng trước chứng tích ngôi nhà ông Đỗ Ký bị thiêu rụi năm xưa. Ký ức đau thương trong chị hiện về.

Ông Larry ColBurn (áo trắng), cựu chiến binh Mỹ - người đã từng cùng với ông Hugh Thompson cứu sống hàng chục người dân vô tội và ngăn cản cơn cuồng sát của đồng đội.

Ngồi đếm trứng vịt, chị Trần Thị Hoanh ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh - ước ao giản dị: bây giờ đất nước hoà bình rồi, vợ chồng tôi chỉ mong con cái có cái ăn, cái mặc, được học hành đừng khốn khổ, lầm than như ba mẹ nó thời chiến tranh.

Cả gia đình chị Hoanh bị lính Mỹ tàn sát 5 người (ba, mẹ, ông nội và hai đứa em) trong lúc ăn sáng. Từ hai bàn tay trắng, khép lại quá khứ đau thương chị đã vươn lên trồng lúa, trồng rau màu và chăn nuôi vịt không những có “của ăn của để” mà cho cả ba con ăn học đến nơi đến chốn.

MINH THU
(Tuoitre.com.vn ngày 14/3/2008)

"Chúng tôi mong cả thế giới đừng bao giờ quên Sơn Mỹ"
* Hai cựu binh Mỹ tặng hai giấy chứng nhận huy chương quân công cho Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
"Chúng tôi đến đây với hi vọng người dân Sơn Mỹ hiểu rằng không phải ai trong số lính Mỹ hôm đó cũng đều là người xấu", Hugh Thompson đã nói như vậy với ông Hoàng Ngọc Trân - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Thảm sát Sơn Mỹ, một trong hững tội ác "trời không dung, đất không tha" của quân đội Mỹ ở Việt Nam
Tiếp Hugh Thompson và Lawrence Colburn, ông Hoàng Ngọc Trân coi họ không những là một người Mỹ tốt mà còn là "những người có đóng góp rất to lớn trong việc ngăn chặn bàn tay thảm sát của lính Mỹ, cứu được một số đồng bào của chúng tôi. Chúng tôi rất cảm ơn ông".

Ông Trân cũng đã gửi lời cảm ơn và chia buồn tới gia đình ông Glenn Andreotta, người thứ ba trên chuyến trực thăng của Thompson đã chết ba tuần sau vụ Sơn Mỹ. Sáng 16-3-1968, chính H. Glenn đã nhìn thấy cháu bé Đỗ Ba trong đống xác người, rồi trực tiếp rời trực thăng bế Đỗ Ba đưa đi cấp cứu. Tại Quảng Ngãi, Hugh Thompson và đặc biệt là Colburn đã rất khó khăn khi phải kềm chế những cảm xúc.

Colburn nói: "Tôi chỉ có một mong ước, mong ước cả thế giới đừng bao giờ quên Sơn Mỹ và đừng bao giờ để cho những sự kiện như vậy tái lập". Ông Hoàng Ngọc Trân nói: "Tôi thành thật khâm phục hai ông, trong hoàn cảnh đó mà các ông có thể có được một hành động dũng cảm và nhân bản đến như vậy". H. Thompson: "Lúc đó tôi không có con đường nào khác. Tôi nghĩ rằng những hành động nhân đạo, những con người nhân đạo đều có cả ở hai phía".

Ông Hoàng Ngọc Trân: "Tôi muốn hỏi câu này, liệu các ông có thể hiểu được họ đã làm gì để những người lính Mỹ hôm đó điên lên như vậy ?" H.Thompson: "Tôi cũng không bao giờ hiểu nổi". L.Colburn: "Tôi nghĩ đơn vị lính mặt đất hôm đó đã có một chỉ huy rất tồi tệ". H.Thompson: "Tôi muốn gặp lại những người cũ, tôi vẫn mong muốn làm được một cái gì đó cho họ". Ông Hoàng Ngọc Trân: "Chúng tôi sẵn sàng, và những người được ông cứu sống cũng rất mong gặp ông. Vết thương Sơn Mỹ vẫn còn, nhưng chúng ta hãy làm gì đó cho sự kiện Sơn Mỹ đừng bao giờ trở lại".

Trước đó, chiều 12-3, trong một chuyến thăm bất ngờ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM), Thompson đi trước, nghe lời phiên dịch của nhân viên bảo tàng với những cái gật đầu lặng lẽ, cố không lộ cảm xúc. Nhưng khi bước đến dãy hình ảnh ghi lại vụ thảm sát ở Mỹ Lai, ông không thể cầm lòng mà không quay lại: "Laurence, anh đến đây nè !". Hòa lẫn trong dòng người yên lặng phía sau, Lawrence Colburn bấy giờ mới vượt lên. Ông nhìn qua dãy ảnh, mặt bỗng biến sắc rồi lật đật quay ra cửa, mắt đỏ cả.

"Trong 30 năm trôi qua, cứ đến ngày 16-3 tôi lại thấy rất rõ ràng cảnh tượng cũ !" - Colburn không còn kìm được nỗi xúc động. "Tôi mong buổi lễ nhỏ sắp tới có thể góp phần mở mắt cho cả thế giới này, khiến mọi người đều nhận thức về sự thảm khốc của chiến tranh, và không bao giờ quên rằng có những trái tim đã tan nát trong cuộc chiến tàn khốc ấy" - Colburn nhắn gửi. Với những người Mỹ Lai sẽ nã cơn giận vào các ông, Colburn và Thompson muốn nói lời "rất hối tiếc về nỗi thống khổ của họ", còn với những ai sẽ nói lời cảm ơn, các ông cũng sẽ nói rằng. "Chính phủ Mỹ đã tưởng thưởng huy chương" cho các ông, "nhưng không ai có thể tự hào về điều đó. Chúng tôi không tự hào về điều đó !".

Có lẽ đó cũng là điều họ muốn nhắn gửi cho những ai từ ngày 13-3-1998 ghé vào bảo tàng này và thấy hai bản chính của giấy chứng nhận huy chương quân công của hai người được trưng bày. Sau chuyến thăm bảo tàng, cả hai đã lặng lẽ gửi tặng chúng lại cho bảo tàng với lời tâm sự ghi lại trong sổ lưu niệm: "Ước gì tôi có thể giúp được nhiều hơn vào ngày 16-3-1968".

NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ
(TT 14 - 03 - 1998)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 18-10-2012, 02:39 PM
vietsonpte vietsonpte đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 27
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

* Hôm nay (CHỦ NHẬT 16-3 - 2008 )tổ chức lễ cầu siêu cho 504 thường dân[/size][/b]



* Một đại lễ của tâm linh nhân dân

Từ sáng sớm ngày 15.3, trước lễ tưởng niệm 40 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ một ngày, từng đoàn người đã lặng lẽ hành hương về Sơn Mỹ, dự trai đàn siêu độ - chẩn tế cô hồn - cầu âm siêu dương thái, một đại lễ do Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.



Lời nguyện cầu cho 504 nạn nhân

Trước đây 10 năm, khi tham dự lễ tưởng niệm 30 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ, tôi đã có cảm giác đó là một đại lễ của truyền thông, của hàng chục đài truyền hình quốc tế, hàng chục tờ báo lớn trên thế giới cùng với truyền thông Việt Nam tham gia phản ánh một cách sâu sắc, rốt ráo vụ thảm sát. Nay, ở lễ tưởng niệm 40 năm này, tôi lại có cảm giác đây chính là đại lễ tưởng niệm của tâm linh nhân dân.

Lần đầu tiên ngay trước tượng đài Sơn Mỹ xuất hiện một trai đàn cầu hồn trang nghiêm, xúc động với sự tham gia của 40 tăng ni và do những cao tăng có uy tín nhất Quảng Ngãi đứng ra chủ tế. Trong nườm nượp người Quảng Ngãi về tề tựu quanh trai đàn, tôi nhìn thấy rất nhiều trẻ con, nhiều người già, nhiều phụ nữ. Khi giọng cầu nguyện cất lên rền vang bài kinh “Địa Tạng vương bồ tát”, tôi đã thấy nhân dân tôi lặng im thành kính nhập thành một khối, cùng nguyện cầu cho 504 oan hồn Sơn Mỹ 40 năm trước được siêu thoát. Trong cái ngày 16.3.1968 đau thương oan nghiệt ấy, lính Mỹ đã tàn sát những người già, phụ nữ, trẻ con một cách lạnh lùng vô cảm, một cách say máu cuồng điên. Đó là một vết nhơ không thể rửa sạch của quân đội Mỹ, nhưng cũng là lời cảnh báo khắc nghiệt nhất cho nhân loại: một khi trên thế giới này còn những cuộc chiến tranh xâm lược, còn những xung đột vũ trang vì toan tính lợi ích của những nhóm, những tập đoàn, những thế lực đen tối, thì những vụ thảm sát như vụ Sơn Mỹ còn tiếp tục xảy ra.



Đông đảo người dân về dự lễ cầu siêu - Ảnh: Thanh Thảo - Trần Đăng

Khác với những lễ tưởng niệm vụ Sơn Mỹ trước đó, năm nay lễ tưởng niệm mở ra hai hướng: hướng sâu cái nhìn vào tâm linh nhân dân, vào lương tâm từng con người về đây dự lễ, và hướng chung cái nhìn của Sơn Mỹ về tương lai, một tương lai của hội nhập nhân ái, của khát vọng vươn lên chiến thắng đói nghèo nơi một vùng đất từng chịu nhiều đau thương nhất.

Nổi tiếng vì đau thương, nổi tiếng vì ý chí

Gặp lại chị Trần Thị Oanh sau mấy năm, gương mặt người phụ nữ 48 tuổi này vừa khắc chìm những nét chịu đựng đau thương, vừa hằn lên vẻ cương nghị quả cảm. Khi vụ thảm sát xảy ra, chị Oanh mới 8 tuổi, và là một trong những nạn nhân hiếm hoi may mắn sống sót, dù cả cha mẹ, ông nội chị đều tử nạn. Chị là cháu nội của bà cụ Đốc, một nhân chứng nổi tiếng từ vụ thảm sát Sơn Mỹ mà nhiều nhà báo nước ngoài đã quá quen biết. Cứ ngỡ những đau thương, cực khổ quá sức chịu đựng sẽ vùi dập người phụ nữ nhỏ nhắn này, khi quê hương Sơn Mỹ của chị nổi tiếng thế giới vì là vùng đất đau thương nhất. Nào ngờ...



Chị Trần Thị Oanh, một trong số ít người may mắn sống sót trong vụ thảm sát - Ảnh: Thanh Thảo - Trần Đăng



Năm năm trước, tôi đã đến ngôi nhà hai tầng của vợ chồng chị Oanh. Đó gần như là ngôi nhà xây hai tầng duy nhất trong xóm. Đường về nhà chị rất khó đi, đầy bùn lầy lội. Năm năm sau, khi tôi về lại, con đường làng đã trải bê tông, thẳng tắp. Ngôi nhà của chị Oanh không còn là ngôi nhà tầng duy nhất trong xóm. Đã mọc lên nhiều nhà ngói khang trang, cả những ngôi nhà tầng đẹp đẽ. Bầy vịt đẻ 1.000 con, mà tôi gọi đùa là “trung đoàn vịt” của vợ chồng chị Oanh cũng không còn là bầy vịt đông nhất trong làng. Sơn Mỹ đã xuất hiện những “cánh đồng 50 triệu”, nơi cây lúa không còn là độc tôn. Những khu vườn rau chuyên canh cao sản khiến vùng đất này đã xanh lúa, xanh khoai, nay càng xanh hơn với các loại rau đậu thời vụ và thời thượng. Tôi đã từng nhìn những cây cần vọt múc nước giếng khơi ở vùng đất cát này như một biểu tượng của ý chí người dân Sơn Mỹ. Nay những cây cần vọt đã lùi vào quá khứ, nhưng ý chí người Sơn Mỹ thì vẫn có thể gặp ở bất cứ đâu.

Cách đây 10 năm, sau nỗ lực hết mình của Báo Thanh Niên và của hàng triệu tấm lòng cả nước, điện đã về tới những nhà dân ở Sơn Mỹ. Cùng với ánh điện sáng, là một cuộc đổi đời. Ở mốc kỷ niệm 40 năm hôm nay, có lẽ Sơn Mỹ cần một “cú hích” mới, một “cú hích tin học”, một “cú hích nông học”, một “cú hích du lịch” chẳng hạn, để thêm một lần nữa đổi đời. Nhà nước đã chuẩn bị cho những “cú hích” này, nhưng chưa đủ. Và bên cạnh Nhà nước, rất cần những tấm lòng bà con người Việt trong nước và ngoài nước chung tay với Sơn Mỹ, rất cần những hoạt động thiết thực và hữu ích của những tổ chức thiện nguyện quốc tế, những tổ chức phi chính phủ, của giới truyền thông trong và ngoài nước để cùng góp sức đưa Sơn Mỹ thoát hẳn những ám ảnh kinh hoàng của quá khứ đau thương.

Gặp lại Đỗ Hòa

Tôi biết Đỗ Hòa từ 10 năm trước, và gặp lại anh sau 7 năm. Vào dịp kỷ niệm 30 năm Sơn Mỹ, phóng viên Báo Thanh Niên đã tới tận trại cải tạo Z30 để thăm Hòa, và sau đó cùng viết chung với tôi bài báo khá xúc động về người thanh niên quê Sơn Mỹ này. Từ là một nạn nhân của vụ thảm sát Sơn Mỹ, may mắn được phi công Mỹ Hugh Thompson và đồng đội Lawrence Colburn cứu thoát, lẽ ra Hòa đã có một đời sống bình lặng hơn. Nhưng những “di chứng Sơn Mỹ” kinh hoàng đã không ngừng ám ảnh anh, đưa cuộc đời anh nhiều lúc vào bế tắc. Hòa đã lang thang vất vưởng, đã phạm lỗi, đã tù tội. Nhưng vào những lúc cuộc đời anh ngỡ chìm vào tăm tối, thì ánh sáng Sơn Mỹ - ánh sáng của lương tri, của nhân ái, của ý chí quyết sống, của nỗ lực làm lại đã cứu anh. Với sự giúp sức của Báo Thanh Niên và của nhiều người tốt, Hòa trở lại là một công dân lương thiện. Những tấm lòng nhân ái đã đến với anh. Công ty cơ điện lạnh Thái Vi của anh Kiều Xuân Long đã chìa tay nắm chặt tay anh. Hòa đã được công ty cho đi học nghề điện lạnh, đã thành công nhân của công ty, và đã lập gia đình. Hiện vợ chồng anh mới có đứa con trai kháu khỉnh 14 tháng tuổi.

Mừng cho gia đình Hòa, nhưng cũng rất lo cho gia đình bé nhỏ của anh. Vì vợ anh, chị Đặng Thị Cư - có nghề may nhưng thiếu việc làm, thiếu thu nhập - nay lại có cháu nhỏ, trong khi lương Hòa ngót 2 triệu lại phải ở nhà thuê tại Sài Gòn, nên đời sống rất khó khăn. Tâm sự với tôi, Hòa nói anh dự tính đưa vợ con về lại Sơn Mỹ. Ân nhân Colburn, rất xúc động gặp lại Hòa và cả gia đình hôm nay tại Sơn Mỹ, cũng rất băn khoăn về hoàn cảnh hiện tại của gia đình Hòa. Ông hứa sẽ cùng chung tay hỗ trợ gia đình đứa trẻ Sơn Mỹ mà ông đã cứu mạng từ 40 năm trước
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 18-10-2012, 02:39 PM
hoangphuc174 hoangphuc174 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 23
Mặc định

Ảnh tưởng niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai
Lễ cầu siêu và tưởng niệm 504 đồng bào chết trong vụ thảm sát Mỹ Lai (Quảng Ngãi) diễn ra hôm qua mang tâm nguyện giải trừ oan nghiệt. Một số người lính Mỹ năm xưa cũng trở lại nơi này.
> "Đừng gây ra những Mỹ Lai khác nữa" / Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra như thế nào / Báo nước ngoài lên án vụ Mỹ Lai
Các nhà sư Việt Nam tham gia lễ tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai, thuộc làng Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Nơi đây ngày 16/3/1968, lính Mỹ đã bắn giết hơn 500 thường dân không vũ trang, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Reuters. Các nhà sư trong buổi cầu siêu. Vụ thảm sát Mỹ Lai được ghi nhận là tội phạm chiến tranh nghiêm trọng nhất mà quân đội Mỹ thực hiện ở Việt Nam và từng bị che giấu trước khi được đưa ra ánh sáng. Ảnh: Reuters. Hoa và nến trước tấm bia khắc tên những người thiệt mạng. Ảnh: Reuters. Cựu chiến binh Mỹ Lawrence Colburn (ngồi giữa) từng là tay súng trên trực thăng quân sự, ngồi cạnh những người sống sót sau vụ thảm sát, gồm bà Hà Thị Quý (trái) và bà Trương Thị Lê, tại đài tưởng niệm các nạn nhân. Colburn cùng phi công Hugh Thompson trên chiếc trực thăng ở Mỹ Lai sáng 16/3/1968 đã can thiệp vào vụ thảm sát khi nó đang diễn ra, kịp cứu mạng một số thường dân. Có ba người trên chiếc trực thăng đó, nay hai người đã mất, chỉ còn lại Colburn. Ảnh: Reuters. Anh Đỗ Ba, người sống sót sau vụ Mỹ Lai, đi thắp hương trên mộ mẹ. Đi cùng với anh là cựu binh Colburn. Anh được Colburn cứu sống khi còn là một cậu bé 8 tuổi. Ảnh: Reuters. Rồi cả hai đến nơi tưởng niệm - một căn nhà đổ và cháy dở ở Mỹ Lai. Ảnh: Reuters. Bà Hà Thị Quý, 83 tuổi, người sống sót trong vụ thảm sát cách đây 40 năm. Bà mất mẹ, con trai và con gái trong sự kiện bi thảm đó. Trong ký ức của bà đã hằn sâu những hình ảnh kinh hoàng của ngày 16/3/1968. Ảnh: AP. Đây là hình ảnh mà phóng viên quân đội Mỹ Ronald L. Haeberle chụp các phụ nữ và trẻ em ở Mỹ Lai ngay trước khi họ bị binh lính Mỹ bắn chết. Ảnh: wikipedia. Quang cảnh sau vụ thảm sát, thi thể của các nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bị vứt trên một con đường làng. Bức ảnh này cũng do Haeberle chụp, đã gây chấn động cả thế giới khi vụ Mỹ Lai được đưa ra ánh sáng vào năm 1969. Ảnh: wikipedia. Những người trở lại Mỹ Lai ngày nay để thấy niềm hy vọng và sự hồi sinh thắp lên từ mảnh đất từng đau thương và hoang tàn. Trên nền cây cỏ xanh mướt, trẻ em Mỹ Lai chơi bên cạnh những đài tưởng niệm về chiến tranh - em gái này chạm tay vào hình tượng một con bò bị bắn chết được dựng lên trong sân nhà một nạn nhân. Ảnh: AP.
Mai Trang
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 18-10-2012, 02:39 PM
danglongco danglongco đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 25
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

đây la nỗi kinh hoàng của bao nhiêu thế hệ !!! mình sinh sau sự kiện thảm sát này mà vẫn thấy sợ sệt .thấy ghê tởm tội ác của giặc Mỹ
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:10 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.