UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 03:06 PM
tandaiphat tandaiphat đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 26
Mặc định Cái chết 'oan ức' của em bé 3 tuổi

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com



Cái chết 'oan ức' của em bé 3 tuổi





“Ban ngày em thấy dễ chịu hơn vì nghĩ cháu đang đi học, nhưng đêm về, em không thể chịu được vì nỗi nhớ cháu…”, người mẹ trẻ giọng run run, nói không hết câu khi kể về đứa con trai chưa tròn 3 tuổi vừa mất tại viện Nhi.

Mũi tiêm định mệnh
Bức thư điện tử đặc biệt mà tòa soạn chuyển cho tôi vào một buổi tối cuối tháng 8 là thư ngỏ của độc giả, một người mẹ trẻ vừa mất con, gửi Bộ trưởng Bộ Y tế. Bức thư với những lời lẽ nhẹ nhàng nhưng khiến người đọc vô cùng thấm thía. Thấm thía cái nỗi đau tột cùng của người trong cuộc, day dứt đến nôn nao khi sinh mạng của một em bé dường như đã không được níu giữ bằng “lương tâm” và “trách nhiệm”.
Tôi quyết định gác những công việc còn dang dở để tìm gặp người mẹ trẻ, tác giả của bức thư ngỏ.
Tiếp tôi tại ngôi nhà nằm cuối con ngõ nhỏ trên đường Hoàng Mai (Hà Nội) chị giới thiệu mình là Trương Phương Thảo, còn cháu nhỏ là Nguyễn Viết Minh, mất vào ngày cuối cùng của tháng 7/2009, khi mới 32 tháng tuổi.
Ban thờ cháu Minh nằm giữa phòng khách nhỏ, trên góc bàn thờ là tập vở và cây bút. Quanh căn phòng vẫn còn đó nhiều dấu ấn của cháu nhỏ để lại: Chiếc xe đạp nhựa, vài tập sách tô màu, chiếc ba lô nhỏ cháu vẫn thường khoác đi học… Trên bàn thờ, di ảnh của cháu với ánh mắt cười như nhói vào tim người đối diện. Thắp vội nén hương, tôi quay đi vì mắt bỗng cay xè…

Giọng nói như vô hồn, thỉnh thoảng lại ngắt quãng vì xúc động của chị khiến tôi phải cố gắng lắm mới ghi lại được câu chuyện: “Sáng hôm đó, cháu Minh sốt cao nên em cho cháu đến viện Nhi khám. Làm thủ tục xếp hàng và nộp tiền xong, con em có vẻ sốt rất cao, đầu cháu rất nóng. Sốt ruột và lo lắng, em vào giục bác sỹ xin cho cháu khám. Vì trong lúc ngồi ngoài chờ đợi em biết số 28 xong trước đó 15 phút nhưng vẫn không thấy gọi số 29 (là số thứ tự của cháu). Thấy em vào xin, bà y tá giọng khó chịu bảo “từ từ sắp đến lượt rồi”. Em đành ra ngoài đợi cùng con.
Lúc này cháu đã rất mệt do sốt cao nhưng do em động viên nên cháu vẫn ngồi ngoan trên ghế để chờ. Một lúc lâu nữa, vẫn chưa thấy được gọi, em lại vào giục và lần này bác sỹ đồng ý cho cháu vào khám.
Kết quả khám, con em bị “viêm amiđan” và sốt 39,2 độ. Bác sỹ kê cho 2 viên thuốc giảm sốt. Sau đó, cháu được đưa vào khoa cấp cứu.
Lúc đó em nghĩ, khu cấp cứu chắc toàn bác sỹ giỏi để chữa những trường hợp khẩn cấp. Nào ngờ vào đó, em gặp 2 bác sĩ trẻ, dường như là thực tập, họ loay hoay nghe phổi rồi khám họng… Sau một hồi hỏi tình hình bệnh, họ bảo đưa cháu vào phòng cấp cứu để truyền nước.
Vào trong phòng, một bà y tá chọc ven cho con em rồi… tiêm cho cháu. Em giật mình hỏi “Ơ chị tiêm gì cho con em thế?, bà y tá bảo: “Đây là thuốc tiêm thông thường chữa viêm đường hô hấp trên. Tiêm thuốc này không sao hết”.
Sau khi tiêm, em phát hiện mặt con nổi những vết đỏ. Các bác sỹ đưa cháu ra phòng ngoài, làm các động tác cấp cứu, rồi đưa vào khu “hồi sức cấp cứu”. Sáu ngày sau cháu mất.


Nụ cười hồn nhiên của em bây giờ không còn nữa...

Những điều day dứt
Người mẹ trẻ vừa kể chuyện, vừa liếc mắt nhìn lên ban thờ, nơi có bức ảnh của cháu bé với ánh mắt như luôn dõi theo mẹ. Chị kể, Sam (tên gọi âu yếm của Minh) hiếu động và sống rất tình cảm. Những ngày đầu nằm ở phòng hồi sức cấp cứu, mỗi khi tỉnh, cháu lại quờ tay với mẹ, kêu ngứa và đòi mẹ gãi. Sau đó, sức khỏe cháu chuyển biến rất xấu nên phải đưa vào phòng cách ly, kể từ đó, hai mẹ con không còn được gặp nhau.
Dường như không còn nước mắt, chị tức tưởi kể mà như hỏi tôi: “Ba ngày sau khi cháu nằm ở khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện thông báo cháu bị nhiễm Cúm B và họ sửa trên tờ bệnh án dòng chẩn đoán bệnh: “Sốc phản vệ/Viêm cơ tim” thành “Viêm phổi do cúm B”. Kết luận cuối cùng của bệnh viện là: cháu mất do cúm B.
Tại sao khi vào viện thì chẩn đoán cháu bị “viêm amidan”, nhưng sau khi cháu bị sốc phản vệ và phải nằm tại phòng Hồi sức cấp cứu thì bệnh viện lại kết luận cháu bị cúm B?”.
Tôi không thể giúp chị giải đáp câu hỏi đó, nên đành hứa sẽ mang điều băn khoăn này đến gặp lãnh đạo viện Nhi trung ương.

Câu chuyện giữa tôi và chị Thảo đứt quãng khi anh Tấn, bố cháu Minh đi làm về. Anh có vẻ cứng cỏi hơn, nhưng khi đề cập đến câu chuyện xung quanh cái chết của con, giọng anh vẫn lạc đi.

“Chúng tôi bây giờ chỉ muốn làm điều gì đó cho cháu vui, nên đã dùng toàn bộ số tiền viếng cháu để tài trợ cho 2 ca mổ tim, tổng chi phí khoảng 100 triệu đồng. Phía bệnh viện không nhận lỗi, chúng tôi đề nghị họ bồi thường bằng 2 ca mổ tim miễn phí nữa tại bệnh viện. Bệnh viện đã đồng ý và gọi đó là hỗ trợ gia đình chứ không phải bồi thường”.


Cái chết của em để lại nhiều câu hỏi cho dư luận...

Tuy nhiên, theo anh Tấn, đã gần một tháng trôi qua mà việc mổ tim cho hai cháu bé có hoàn cảnh khó khăn như đã thỏa thuận vẫn chưa thực hiện được. “Trong hai bộ hồ sơ chúng tôi gửi đến thì một bộ được cho là nặng quá, hồ sơ khác thì bệnh viện cho rằng chưa đủ 6 tuổi nên không mổ”.
“Hiện tôi đang liên hệ với viện Tim và nhờ mọi người giới thiệu cho 2 trường hợp khác để yêu cầu Viện Nhi mổ, tôi sẽ không bỏ cuộc”, anh Tấn quay mặt, giấu vẻ xúc động nhưng vẫn quả quyết như vậy.
Nhắc lại lời hứa sẽ chuyển những thắc mắc của gia đình đến lãnh đạo viện Nhi, tôi xin phép ra về. Như đoạn kết trong một cuốn tiểu thuyết, trời Hà Nội bỗng sầm sập mưa, tôi ra về mang theo nỗi xót xa, day dứt trĩu nặng trong lòng.
Theo DT
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 18-10-2012, 03:06 PM
lesen.dv lesen.dv đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 23
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bệnh viên gì mà toàn lũ bác sĩ không có chuyên môn như thế không biết,cái bọn bác sĩ như thế này phải gọi là "bạch y nhân" chuyên sát hại người mới đúng.Thật tội nghiêp cho cháu bé,nếu không gặp bọn bác sĩ rởm kia chắc cháu đã không sớm ra đi như thế........
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 18-10-2012, 03:06 PM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 21
Mặc định



Trả lời về cái chết 'oan ức' của em bé 3 tuổiLãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương cho rằng cháu Nguyễn Viết Minh tử vong do nhiều nguyên nhân và việc sốc thuốc như “giọt nước tràn ly”.


Chiều 25/8, theo lịch hẹn với lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương, chúng tôi có mặt tại bệnh viện để tìm câu trả lời cho cái chết thương tâm của cháu Nguyễn Viết Minh.

Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện thì sau khi cháu Minh tử vong và báo chí lên tiếng, Viện đã chủ động báo cáo gửi lên Bộ Y tế về nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Minh. Theo báo cáo này, cháu Minh tử vong do mắc cúm B, viêm phổi, viêm cơ tim kèm theo sốc phản vệ làm cho tình trạng bệnh nặng nhanh. Biểu hiện tình trạng suy đa phủ tạng và không còn khả năng cứu sống.

Điều mà không chỉ gia đình cháu Minh mà cả chúng tôi cũng rất băn khoăn khi tiếp cận vụ việc là vì sao, khi cháu nhập viện được chẩn đoán là “viêm amidan” nhưng sau đó lại thông báo cháu tử vong do nhiều nguyên nhân khác như cúm B, viêm phổi, viêm cơ tim… Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, ban đầu khi kiểm tra thấy họng cháu bị viêm thì bác sĩ chẩn đoán như vậy, nhưng sau đó, khi làm các xét nghiệm khác thì phát hiện ra một số nguyên nhân nữa.


“Nói cháu mất do nguyên nhân nào cũng khó, cháu đã mắc nhiều bệnh và việc sốc thuốc giống như “giọt nước tràn ly” mà thôi”.
Liệu câu trả lời này đã thực sự thỏa đáng???

Trả lời câu hỏi của PV về việc trong số các nguyên nhân nói trên, nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến việc cháu Minh tử vong, sốc thuốc có phải nguyên nhân chính? Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Phó giám đốc bệnh việm kiêm Trưởng khoa cấp cứu, người trực tiếp tham gia cấp cứu khi cháu Minh bị sốc thuốc cho biết: “Nói cháu mất do nguyên nhân nào cũng khó, cháu đã mắc nhiều bệnh và việc sốc thuốc giống như “giọt nước tràn ly” mà thôi”.
Về việc vì sao tiêm kháng sinh mà không thử phản ứng cho bệnh nhân, ông Liêm cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hiện chỉ có 2 loại kháng sinh phải thử phản ứng trước khi tiêm, loại Evantax tiêm cho cháu minh không nằm trong danh mục phải thử phản ứng.
Ông Liêm cũng bày tỏ, bức thư ngỏ của mẹ cháu Minh gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, đã đến tay ông trước đây nhiều ngày. “Tôi cũng rất xúc động khi đọc thư. Tôi hiểu nỗi đau của gia đình cháu bé. Chính vì thế, tôi đã yêu cầu in bức thư thành nhiều bản, gửi đến tất cả cán bộ, y, bác sĩ trong bệnh viện đọc để hiểu được nỗi đau của gia đình bệnh nhân, từ đó, mỗi người sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình”, ông Liêm nói.
Về 2 ca mổ tim miễn phí mà bệnh viện sẽ mổ theo yêu cầu của gia đình bệnh nhân, coi như một sự “chia sẻ mất mát”, ông Liêm cho biết, về nguyên tắc, viện hoàn toàn đồng ý và sẽ hợp tác với gia đình cháu Minh để có thể thực hiện hai ca mổ trong thời gian sớm nhất.
Buổi gặp mặt có sự tham dự của cả bố và mẹ cháu Minh, anh Nguyễn Viết Tấn và chị Trương Phương Thảo, vì thế phía bệnh viện cũng dành khá nhiều thời gian giải đáp những thắc mắc của gia đình cháu.

Theo DT
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 18-10-2012, 03:07 PM
tuanhien-button tuanhien-button đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 21
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

nhìn tội wa'... dễ thương thế kia mà T..T
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:32 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.