UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
bsff20 bsff20 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 25
Mặc định “Cóc vừa độc, vừa chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng”

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cảnh báo tình trạng tự phát ăn gan, mật cóc tươi
(Dân trí) - Việc ông Mai Xuân Khởi ăn gan, mật cóc tươi để kéo dài sự sống đã được Sở Y tế Quảng Bình chứng thực. Tuy nhiên trước tình trạng nhiều người mắc bạo bệnh tự phát ăn cóc, ngành y tế cần khuyến cáo và nghiên cứu về sự thật lạ lùng này.

Hơn 1 tháng nay, dư luận ở Quảng Bình nói riêng và nhiều cá nhân trong và ngoài nước đã liên tục liên lạc với Sở Y tế Quảng Bình để hỏi về trường hợp ông Mai Xuân Khởi ở xã Quảng Sơn (Quảng Trạch) ăn gan, mật cóc tươi để chống chọi với căn bệnh u gan mà Dân trí đã phản ánh.


Ông Mai Xuân Khởi đã ăn gan, mật cóc hàng năm nay sau khi biết mình bị u gan giai đoạn cuối.

Nhiều tờ báo sau đó cũng phản ánh các trường hợp tương tự và nhu cầu tìm hiểu thông tin về hiện tượng lạ này ngày một lớn, khiến máy điện thoại của Sở Y tế và nhiều phóng viên ở Quảng Bình thường xuyên trong tình trạng “cháy máy” bởi các cuộc gọi từ khắp nơi.

Hầu hết các cuộc gọi đều từ gia đình những người bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, khó qua khỏi hoặc từ những người xưng công tác trong ngành y, gọi từ Hàn Quốc, Australia... với nội dung xoay quanh việc ăn gan, mật cóc không chết và cảm thấy khỏe hơn có thật hay không?.

Mới đây, Sở Y tế Quảng Bình đã cử đoàn công tác đến tận nhà ông Mai Xuân Khởi để hỏi chuyện ăn cóc và được tận mắt chứng kiến cảnh ông Khởi làm thịt cóc rồi ăn. Sở Y tế đã kết luận sự việc này hoàn toàn có thực.

Tuy nhiên, cũng như Dân trí đã dẫn lời ông Khởi cảnh báo các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không nên tự phát học theo ăn thịt cóc, Sở Y tế Quảng Bình cũng đã có khuyến cáo người dân cần thận trọng với quyết định có thể gây nguy hại ngay cho tính mạng của mình.

Nhưng có một thực tế là hàng ngày, nhiều người dân trong nước đã vào tận Quảng Bình, hỏi đường đến nhà ông Khởi để xem ông ăn thịt cóc và sau đó về nhà áp dụng cho người thân mắc bệnh hiểm nghèo để tìm cơ hội sống.

Cụ thể, sau khi từ Quảng Bình trở về, anh Bùi Văn Thám (thôn Cao Hải - Tân Liên - Vĩnh Bảo - Hải Phòng) cho biết, đã lấy gan, mật cóc cho bố anh là ông Bùi Văn Thỏa (70 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn di căn) ăn và bệnh tình ông Thỏa có dấu hiệu tích cực.

Ở Quảng Bình, nhiều người bị bệnh nan y như u gan, ung thư đã chọn cách ăn gan, mật cóc như chị Nguyễn Thị Lĩnh (ở thôn Đông Bắc - Đại Trạch - Bố Trạch) dùng gan, mật cóc được 3 tháng và cảm thấy khỏe mạnh hơn, tăng cân dù trước đó bị u gan giai đoạn cuối.


Chị Lĩnh với lọ gan, mật, da cóc rang để ăn hàng ngày.

Hầu hết các trường hợp này đều truyền tai nhau về việc ăn cóc tươi như một kinh nghiệm dân gian, thậm chí coi đó như là “tiên dược” để trị ung thư và một số bệnh nan y khác.

Cho đến thời điểm này, Sở Y tế Quảng Bình và tất cả các bài báo phản ánh việc này đều dừng lại ở mức khẳng định việc ăn cóc tươi của một bệnh nhân là có thật, và dấu hiệu trực quan cho thấy một số trường hợp sức khỏe có cải thiện. Biểu hiện chung mà những người ăn cóc tươi cho biết là khi ăn vào cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên, người lâng lâng như sử dụng chất kích thích.

Chưa có bằng chứng nào cho thấy, việc ăn cóc có thể chữa được bệnh ung thư hay các bệnh nan y khác. Cần nói thêm, những trường hợp ăn cóc không chết được coi là hy hữu, còn từ trước tới nay những cái chết oan uổng vì ăn cóc thì không ít. Nhiều sách, báo cũng đã cảnh báo về thịt cóc như là một loại thực phẩm lợi bất cập hại.

Hiện nay, có một số tài liệu về đông y như “Tuệ Tĩnh toàn tập” (do Nguyễn Bá Tĩnh biên soạn và Hội Y học Cổ truyền TPHCM xuất bản) và “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. TS Đỗ Tất Lợi do NXB Y học xuất bản năm 2001) có nhắc đến việc dùng cóc chữa bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên theo một số bác sỹ, hiện y học hiện đại không thấy nhắc tới việc này, càng không khuyến khích chế biến thịt và các sản phẩm từ cóc để ăn, uống.

Mới đây nhất, ngày 15/6, Sở Y tế Quảng Bình đã có công văn gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế về thực trạng điều trị bệnh bằng ăn cóc sống tại Quảng Bình. Sở khẳng định sự việc là hoàn toàn có thật, nhiều trường hợp ăn kéo dài nhiều năm với số lượng tới 15 - 20 con/ngày nhưng không bị nhiễm độc và các triệu chứng có phần thuyên giảm.

Công văn của Sở ghi rõ: Từ thực tế trên, Sở Y tế nhận thấy đây là một sự việc có thật nhưng đang còn rất nhiều vấn đề mới, thậm chí còn hoàn toàn trái với khoa học đã công bố. Vì vậy, kính đề nghị Bộ Y tế trực tiếp khảo sát, nghiên cứu để đưa ra những khuyến cáo, kết luận có cơ sở khoa học giúp cho người bệnh định hướng đúng cách thức điều trị, tránh xảy ra những tai biến đáng tiếc”.

Thực tế, hiện nay số lượng người bị bệnh hiểm nghèo tự phát chọn cách ăn cóc sống để hy vọng chữa bệnh nan y đang ngày một tăng lên sau khi tận mắt chứng kiến những trường hợp đã nêu ở Quảng Bình, dù các cơ quan chức năng và báo chí đã không ngừng cảnh báo trong các bài viết của mình.

Vì vậy, đã đến lúc Bộ Y tế cần có khuyến cáo chính thức tới người dân để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Đồng thời, trước thực tiễn kỳ lạ này, nên chăng giới khoa học cần có những nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho loại biệt dược bí ẩn trong con cóc (nếu có), vốn xưa nay được coi là loài vật chứa độc tố giết người.

Hồng Kỹ
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
tanthanhfurniture tanthanhfurniture đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 17
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

“Cần chấm dứt ngay việc ăn gan, mật cóc”
(Dân trí) - Chiều 18/6, TS. Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Cục đã nhận được công văn của Sở Y tế Quảng Bình về tình trạng người dân ăn gan, mật cóc và quyết định thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu cụ thể.

Bị bệnh viện "trả về", hàng ngày ông Mai Xuân Khởi vẫn ăn cóc sống (ảnh: HK).

TS. Kính cho biết, Hội đồng khoa học sẽ nghiên cứu để sớm có kết luận chính thức về vấn đề này. Hiện chưa có nghiên cứu nào nên Cục Quản lý Khám chữa bệnh khuyến cáo người dân chấm dứt ngay việc ăn gan, mật cóc vì độc tố trong gan, mật cóc có thể khiến người ăn ngộ độc, tử vong ngay.

“Về trường hợp ông Mai Xuân Khởi ở Quảng Bình ăn gan, mật cóc hàng ngày mà không tử vong chỉ là hi hữu, vì thế người dân tuyệt đối không bắt chước. Còn Hội đồng khoa học sẽ làm việc, nghiên cứu cụ thể trường hợp này để đưa ra lời lý giải và tìm hiểu về khả năng khống chế ung thư bằng gan, mật cóc mà người dân phản ánh” - TS Kính nói.

Nghiên cứu khoa học cho thấy: Các tuyến sần sùi trên da cóc tiết ra chất nhầy màu trắng, thường gọi là “nhựa cóc”, có chứa hỗn hợp chất độc, nếu ăn phải sẽ gây nên tình trạng ảo giác, làm nghẽn các mạch máu và tăng huyết áp động mạch.

Còn trong trứng, gan và mật cóc chứa rất nhiều bufotoxine - loại chất độc cực mạnh, ăn phải sẽ gây rối loạn hệ thống tim mạch, thần kinh và đủ gây chết người với một liều rất nhỏ. Độc tố của một con cóc có thể giết chết từ 4 - 5 người khỏe mạnh.
Cùng với quan điểm này, GS-TS. Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gan, mật cóc.

“Gan và mật cóc rất độc, có thể gây tử vong. Ngay cả thịt cóc, người ta quan niệm bổ nên vẫn ăn nhưng cũng phải rất thận trọng vì trong quá trình chế biến, độc tố từ gan, mật, da cóc có thể dính vào thịt gây ngộ độc” - ông Đức khẳng định.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, trong Đông y chưa từng đề cập tới việc dùng gan, mật cóc sống để chữa bệnh, chỉ có vài bài thuốc có sử dụng một lượng rất nhỏ chất độc từ mật, gan cóc (liều lượng được tính toán để không gây ngộ độc) phối hợp với các vị khác để chữa một số bệnh.

Về trường hợp ông Mai Xuân Khởi ở Quảng Bình ăn gan, mật cóc sống mà không chết người và khỏe mạnh hơn, theo BS Hướng, đây chỉ là cá biệt, vì lý do nào đó.

BS Hướng cũng cho rằng, nên có những nghiên cứu khoa học kịp thời về những trường hợp ăn cóc sống mà không chết, lại khoẻ mạnh hơn dù đang bị ung thư để có câu trả lời xác đáng, xem chất độc từ gan, mật, trứng cóc có giá trị như thế nào về mặt y học.

Hồng Hải
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
phuthi phuthi đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 22
Mặc định

Xôn xao tin đồn ăn cóc khỏi ung thư
Bị ung thư gan giai đoạn cuối, ông Khởi bắt cóc nhai sống để tự tử cho người nhà đỡ khổ. Thế nhưng, ông không chết, và gan mật cóc đã giúp ông sống khỏe 3 năm nay. Nhiều người nghe tin đồn đã tìm đến học hỏi mong thoát cơn bạo bệnh.

Ông Mai Xuân Khởi ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình kể lại, năm 2004, ông được các bác sĩ ở Huế xác định ung thư gan nặng và về nhà chờ chết. Đến năm 2006, bị những cơn đau hành hạ suốt ngày đêm, nhà lại nghèo, không có tiền để đi xạ trị hay mua thuốc, nhìn người thân suốt ngày phải chầu chực chờ mình chết, ông tìm cách tự sát để người nhà đỡ khổ. Một ngày, khi vợ con đi vắng hết, đang quằn quại đau, thấy một con cóc nhảy ra từ gầm giường, ông bắt lấy rồi nhai sống. Thế nhưng, ông không chết mà cơn đau lại có phần giảm đi.

Nghĩ rằng "độc trị được độc", cóc có thể giúp mình chữa bệnh, từ hôm sau ông Khởi bắt hàng chục con rồi đem về mổ bụng lấy gan, mật nuốt sống. Cứ thế, ngày nào ông cũng làm vậy, ngày nhiều nhất có khi ăn hết 15 bộ gan, mật cóc. Ông dần thấy mình khỏe ra, đỡ đau hẳn.

Hiện nay, sau ba năm, đã ăn hết hàng nghìn con cóc, ông Khởi cho biết, mình hầu như không thấy đau nữa. Hằng ngày, ông vẫn ra đồng cuốc đất, làm ruộng và mỗi bữa ăn hết 3 bát cơm. Mới đây, ông đi siêu âm ở một phòng khám địa phương, kết quả cho thấy, khối u ở gan vẫn còn nhưng không phát triển thêm so với 6 năm trước.

Sau khi mổ cóc, lấy gan, mật cho anh trai nuốt, ông Lương rửa sạch phần da cóc, phơi khô, đề phòng nếu ông Vân bị trúng độc sẽ đem đốt da, hòa nước cho uống. Ảnh: Minh Thùy.
Trong thời gian ông Khởi ăn cóc trị bệnh, nhiều người dân trong vùng biết tin đã đến học kinh nghiệm và về làm theo. Đến nay, mỗi ngày, nhà ông có hàng chục, hàng trăm người từ khắp các tỉnh trên cả nước đổ về, có người xin ăn, ngủ luôn tại nhà ông để học cách chữa bệnh bằng thịt cóc.

"Từ đó đến nay, tôi chỉ thấy người ta gọi điện hay tới tận nơi hỏi cách chữa, rồi thông báo kết quả tiến triển chứ chưa nghe ai nói bệnh tật xấu đi sau khi ăn thứ này", ông Khởi cho biết.

Sáng sớm 24/6, tại nhà ông Kiều Khắc Vân, 56 tuổi, bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối ở thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội - một trong những người đang thử nghiệm liều thuốc “ăn gan, mật cóc” của ông Khởi nửa tháng nay - đã có 6-7 người tới hỏi cách ăn cóc chữa ung thư để về áp dụng cho người thân.

Ngoài sân, ông Lương, em trai ông Vân, đang mổ cóc ngoài sân để lấy gan, mật cho anh ăn. Vừa mổ cóc, ông Lương vừa hướng dẫn: Khi mổ phải chú ý bỏ phần trứng, mỡ và nhựa da cóc, nhanh tay móc ra phần gan, mật rồi không được rửa qua nước lạnh, cứ thế mang vào cho người nhà nuốt chửng. Nói đoạn, ông Lương cầm bộ gan, mật đem vào buồng, bỏ luôn vào miệng người anh trai. Một người nhà khác cầm sẵn cốc nước lọc, đợi ông Vân nuốt xong đưa ngay để ông uống.

Ông Lương nói thêm: "Nhớ là từ lúc nuốt mật cóc, trong vòng 2 giờ không được cho người bệnh ăn thêm gì vì có thể chất độc trong cóc phản ứng với đồ ăn khác, nhất là nước cam, gây độc". Hỏi lý do vì sao như vậy, ông Lương bảo: "Chẳng biết, thấy nói thế thì cứ làm theo".

Ông còn dặn dò: Nếu cẩn thận, trước khi cho ăn gan, mật cóc sống, có thể lấy ba con cóc, rửa sạch rồi cho vào nồi đất, đun cháy lên, sau đó chia làm 3, hòa nước từng phần cho uống dần, nếu không bị gì thì có thể cho ăn gan, mật sống. Cũng có một cách khác là lấy gan, mật đem sấy, phơi cho khô rồi tán mịn thành bột, đem ăn mỗi ngày 1-2 thìa cà phê.


Hiện nay, mỗi ngày, ông Vân được người nhà cho nuốt 4-5 bộ gan, mật cóc. Ảnh: Minh Thùy.

Ông Vân đã ăn hết hơn 30 bộ gan, mật cóc. Góc buồng nơi ông nằm, mùi tanh nồng xông lên. Ông Vân trông gầy gò nhưng khá tỉnh táo và có vẻ rất lạc quan.

Ông cho biết, trước đây, ông thường xuyên bị những cơn đau hành hạ, đã phải tiêm hết gần 20 lọ moóc phin mà cũng không đỡ đau. Từ khi ăn gan, mật cóc, ông cảm thấy người khỏe hơn, mỗi khi đau nhiều, chỉ cần nuốt bộ gan, mật cóc một lúc là dịu lại ngay.

Cùng đi với người nhà ông Vân vào Quảng Bình học "kinh nghiệm" ăn cóc chữa bệnh đợt ấy có anh Trần Mạnh Tuấn, đưa em rể là anh Đào Văn Thành, 43 tuổi, ở Hà Huy Tập, thành phố Nam Định bị ung thư gan, vào tìm cách chữa.

Anh Tuấn cho biết, em rể mình phát hiện bị bệnh cách đây 4 tháng và đã phải truyền hóa chất tại Bệnh viện Bạch Mai.

Khi tìm đến nhà ông Khởi, anh Thành được ông cho ăn ở tại nhà và được hướng dẫn cách ăn cóc. Sau khi được ông Khởi cho ăn 19 con, anh Thành về nhà tiếp tục thực hiện theo cách này.

Theo lời anh Tuấn, hiện nay, sau khi ăn hết gần 50 bộ gan, mật cóc, tình hình sức khỏe của anh Thành tiến triển rất tốt, anh đã có thể đi lại và ăn uống bình thường, không cần phải uống thuốc giảm đau như trước nữa.
"Không phải cứ tùy tiện ăn thế nào cũng được, phải tùy thể trạng từng người, nếu ăn vào mà không thấy phản ứng phụ gì thì cứ tiếp tục, số lượng ăn nâng dần theo thể trạng, ví dụ, hôm đầu ăn một bộ, thấy khỏe hơn thì hôm sau ăn hai bộ, cứ thế, nâng lên nhưng ăn đến 20 con thì lại giảm dần", anh Tuấn chia sẻ.

Trong khi không ít người sau khi nghe tin đồn đổ xô làm theo cách ăn cóc chữa ung thư, thì nhiều chuyên gia lại tỏ ra e dè khi đề cập đến tác dụng thực sự của nó.

Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, ông cũng từng nghe nhiều lời đồn đại về các loại cây cỏ, chất, con vật… chữa khỏi ung thư, nhưng chưa có thứ gì được chứng minh là đúng. Nhiều người nói là chữa khỏi ung thư, nhưng thực tế đến bệnh viện kiểm tra lại thì không hề khỏi, hoặc ngay từ đầu đã không bị ung thư.

Ngoài ra, theo ông, có một số trường hợp bị ung thư không điều trị gì nhưng vẫn sống khỏe được một thời gian nhất định. Cũng không thể suy luận người bị ung thư ăn gan, mật cóc là “lấy độc trị độc”, hay liên tưởng điều này với việc dùng tia xạ cho bệnh nhân ung thư.

Cùng quan điểm này, Phó giáo sư Lê Viết Hùng, Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho rằng, chưa có nghiên cứu khoa học về tác dụng của gan, mật cóc đối với bệnh ung thư. Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, ông cho rằng người dân cần cân nhắc, thận trọng bởi mật cóc, gan cóc có tính độc dược cao. Đây cũng là lần đầu tiên ông nghe thông tin dùng mật cóc để chữa ung thư.

Phó giáo sư Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cũng khẳng định: Cóc có tính cực độc, nhất là các bộ phận như gan, mật, nhựa da cóc nên tuyệt đối người dân không nên dùng các bộ phận đó để ăn, uống. Trong y học cổ truyền, cóc cũng được sử dụng như một bài thuốc, tuy nhiên đa phần là dùng ngoài đối với những vết thương không bị tổn thương hở, không bị xây xát.

Về vấn đề này, ngày 24/6, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố phối hợp truyền thông đến người dân: “Không ăn cóc sống và gan, mật, da, trứng cóc để chữa bệnh” trước khi có kết luận chính thức của Bộ Y tế.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đã có một bệnh nhân ở Quảng Bình tử vong sau khi ăn cóc sống để chữa ung thư.

Về trường hợp ông Mai Xuân Khởi ở Quảng Bình ăn cóc sống từ năm 2006 đến nay mà không tử vong, Bộ Y tế cho rằng đây là trường hợp đặc biệt, chưa được nghiên cứu và chưa có đủ bằng chứng kết luận ăn cóc sống chữa được bệnh ung thư. Hơn nữa việc ăn cóc sống không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Sở Y tế Quảng Bình cũng đã xác nhận trường hợp của ông Khởi, và có công văn gửi Bộ Y tế trình bày sự việc, đề nghị Bộ vào cuộc.

Tiến sĩ Lý Ngọc Kính Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đang thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét cụ thể các chứng cớ khoa học về trường hợp này. Trong khi chờ ý kiến kết luận của Hội đồng chuyên môn, người dân không được ăn gan, mật, da, trứng cóc và ăn cóc sống tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm đến tính mạng.
Nam Phương - Minh Thùy
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
grdoor grdoor đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 26
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tử vong vì ăn da và nội tạng cóc

(Dân trí) - Chiều 28/6, mặc dù đã được các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương cấp cứu nhưng bệnh nhân Nguyễn Văn D, 53 tuổi, trú tại xóm Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vẫn tử vong do trúng độc quá nặng vì ăn phải nội tạng cóc.

Gia đình anh D cho biết: thời gian gần đây, anh D thấy sức khỏe kém, lại nghe thông tin ăn gan, mật, da cóc có thể chữa được bệnh nên vào trưa 28/6, sau khi làm thịt cóc cho cháu xong, anh để lại toàn bộ gan, da và trứng cóc để xào ăn riêng.

Sau khi ăn xong, anh D thấy chóng mặt và buồn nôn, liền được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên vào lúc 14 giờ. Anh D nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, loạn nhịp tim, nôn nhiều, vã mồ hôi, chân tay lạnh...

Khi chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu - chống độc, anh D bắt đầu hôn mê, tiết nhiều dịch tiêu hóa, không mạch, không huyết áp. Tuy các bác sĩ đã áp dụng các biện pháp cấp cứu như: tiêm thuốc, bóp bóng, sốc điện..., nhưng do nhiễm độc quá nặng, anh D đã không qua khỏi.

Qua vụ việc này, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên một lần nữa khuyến cáo người dân phải thật cẩn trọng trong chế biến thịt cóc, tuyệt đối không được tự ý ăn gan, mật, da, trứng cóc vì bất kể lý do gì khi chưa có kết luận khoa học chính thức của các cơ quan chức năng.

Hoàng Thảo Nguyên
Theo TTXVN
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
tandaiphat tandaiphat đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 26
Mặc định

4 người cùng gia đình cấp cứu vì ăn thịt cóc

(Dân trí) - Tối 29/6, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) cấp cứu 4 người cùng một gia đình trong tình trạng hôn mê, đau bụng, rối loạn nhịp tim, co giật. Cả 4 người này trước đó đều ăn thịt cóc băm lẫn trứng cóc rán.

Bác sĩ Nguyễn Thế Lộc, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện cho biết, theo lời kể của người nhà 4 bệnh nhân, bác sĩ xác định cả 4 trường hợp này đều bị ngộ độc về tiêu hóa, thần kinh do độc tố có trong thịt, trứng cóc.

Được biết, ông nội trong gia đình bắt được cóc nên làm sạch, lấy thịt cho cháu ăn, thấy buồng trứng hấp dẫn nên ông đã lấy cả buồng trứng trộn lẫn thịt cóc băm rán lên. Có 4 người ăn món thịt cóc trộn trứng cóc rán này. Kết quả sau một giờ ăn, cả 4 người đều có dấu hiệu đau bụng, co giật, người lả dần... nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

BS Lộc cho biết, nhờ cấp cứu kịp thời, cả 4 bệnh nhân này đã qua cơn nguy kịch. Trong đó, người chú và hai cháu bé đã được xuất viện. Riêng người ông dù qua cơn nguy hiểm, nhưng sức khỏe vẫn rất yếu, nhịp tim chưa ổn định, vẫn bị đau bụng, đi ngoài nên đang tiếp tục phải điều trị.
BS Lộc cũng khuyến cáo, người dân không nên tự ý làm thịt cóc ăn. Dù thịt cóc không có độc, nhưng chất độc từ da, mủ cóc rất dễ dính vào thịt gây ngộ độc. 4 trường hợp vừa rồi là rất may mắn, vì ngộ độc ở mức độ nhẹ nên đã được cứu sống.
Hồng Hải
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
quan_huynh74 quan_huynh74 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 30
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

“Cóc vừa độc, vừa chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng”
(Dân trí) - “Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khẳng định nọc cóc có nhiều chất độc. Nọc độc này có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan cóc. Cóc cũng chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng không có lợi cho cơ thể”.

Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc TT chống độc BV Bạch Mai, hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học nghiên cứu về hiện tượng ăn thịt cóc sống chữa ung thư mà Bộ Y tế vừa thành lập.

Các nghiên cứu cho thấy, trong nọc cóc có chất bufagins, (giống với chất độc có trong cây trúc đào và nếu được tính toán kỹ lưỡng, thận trọng về liều lượng sẽ có tác dụng trong điều trị suy tim); tetrodotoxin (có trong cả cá nóc và nếu trúng độc, sẽ bị co mạch, tăng huyết áp, làm cho tim đập nhanh hoặc chậm...).

Những người bán ruốc cóc luôn khẳng định họ có nhiều kinh nghiệm làm thịt cóc sạch để không dính độc tố...

Trong thực tế suốt thời gian làm công tác điều trị chống độc, GS Dụ đã chứng kiến nhiều ca ngộ độc đau lòng vì ăn thịt cóc. Trong đó, GS Dụ vẫn nhớ như in trường hợp của 3 ông cháu phải vào Trung tâm chống độc BV Bạch Mai cấp cứu vì ngộ độc thịt cóc năm 2001. Ông nội bắt và làm cóc cho cháu ăn. Dù đã cẩn thận lột da, bỏ mỡ, chỉ lấy phần nạc ở đùi, thân... nhưng sau ăn, một cháu chết ngay tại nhà, một cháu vào viện trong tình trạng bị rối loạn nhịp tim, phải đặt nội khí quản và điều trị chống độc.
Nhưng với khâu chế biến này, chất độc từ da, mủ có rất dễ dính vào phần thịt ở đùi, thân cóc

“Dù thịt, mỡ cóc không có độc nhưng tôi vẫn khuyên người dân không nên sử dụng nguồn thực phẩm này. Vì khi chế biến không cẩn thận, chẳng may chất độc của da, nọc cóc dính vào thịt, sau đó lại chế biến cho trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tử vong. Điều đó không ai có thể lường trước, không ai có thể khẳng định mình làm khéo đến mức độc tố không dính vào thịt. Hơn nữa trong cóc chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ, giun sán, ký sinh trùng sẽ gây hại cho cơ thể”, GS Dụ nói.

GS Dụ cũng cho biết hội đồng khoa học được Bộ Y tế lập nên có rất nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chống độc, ung thư. Trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế sẽ cử một đoàn vào tận Quảng Bình, gặp những bệnh nhân mà báo chí phản ánh họ ăn cóc để chữa ung thư, nhằm khám, kiểm tra, tiến hành xét nghiệm, sinh thiết xem chắc chắn họ có bị ung thư hay không. Sau đó sẽ tiến hành theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe họ trước và sau khi ăn cóc.

Hội đồng khoa học cũng sẽ lấy một số mẫu giống cóc ở Quảng Bình, lấy mẫu các bộ phận cóc mà bệnh nhân thường ăn, sau đó sẽ nghiền thành dung dịch để thử nghiệm trên súc vật, xem khi súc vật sử dụng nguồn dung dịch này có bị ngộ độc hay không. Các thử nghiệm lâm sàng này sẽ do Đại học Y Hà Nội tiến hành.

“Nghiên cứu hiện tượng ăn cóc sống chữa ung thư, đây là một vấn đề rất mới, y văn trên thế giới cũng ít đề cập, vì thế, chúng tôi không thể vội vàng. Theo tôi, cần phải mất từ 3-5 năm mới đủ cho thời gian nghiên cứu. Và tôi cũng khẳng định lại, chúng tôi mới bắt đầu quá trình nghiên cứu về vấn đề này, vì thế, người dân nên ngừng ăn cóc sống trước khi có câu trả lời rõ ràng của khoa học”, GS Dụ khẳng định.

Người dân có thể nhận biết dấu hiệu ngộ độc cóc như thấy tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, các rối loạn nhịp tim nguyên hiểm, hạ huyết áp, một số trường hợp có thể co giật...

Hồng Hải
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 18-10-2012, 03:00 PM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 29
Mặc định

Nghệ An:
Nằm liệt giường sau khi ăn 30 bộ gan, mật cóc

(Dân trí) - Biết mình bị ung thư khá nặng, sau khi đã thử nhiều loại thuốc, ông Bình nghe nhiều người mách có người đã ăn gan, mật cóc mà khỏi bệnh nên bắt chước làm theo. Hậu quả là giờ ông phải nằm liệt giường.

st1\:*{behavior:url(#ieooui) } Ông Nguyễn Thái Bình (46 tuổi) trú ở xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An, kể lại nguyên nhân khiến ông phải nằm liệt giường: Khoảng trung tuần tháng 2/2009, ông đi khám bệnh và phát hiện mình bị ung thư. Ông chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm.


Ông Bình sau khi "chiến" hết 30 cái mật, gan cóc bây giờ ông nằm một chỗ.


Rồi ông nghe mọi người mách có người đã ăn gan, mật cóc hàng ngày mà chữa được bệnh ung thư, nên cũng bắt chước làm theo. Những ngày đầu ông ăn với số lượng ít và thấy trong người không có biểu hiện gì. Sau đó ông liều lĩnh ăn nhiều hơn, và sau khi đã nuốt hết 30 bộ gan, mật cóc sống thì người ông liệt dần và phải nằm một chỗ.

Ông Phạm Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, cho biết ông Bình bị suy thận do ăn gan, mật cóc sống. Ông Thanh cảnh báo thêm: "Hiện chúng tôi cũng đã có công văn gửi xuống tất cả các địa phương để chỉ đạo và khuyến cáo người dân không nên ăn gan, mật cóc vì sẽ gây thương vong rất cao. Riêng trường hợp ông Bình, Sở Y tế cũng đã khuyến cáo nhiều, đồng thời yêu cầu gia đình không nên tiếp tục việc đó nữa".

Cũng theo ông Thanh thì ông Bình là người đầu tiên ở Nghệ An gặp biến chứng khi ăn gan, mật cóc để chữa ung thư.

N.D
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:25 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.