UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thư giãn - Tâm sự > Thế giới quanh ta

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 23-10-2012, 01:19 PM
thanh-hoa-co thanh-hoa-co đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 20
Mặc định Nước mắt ngày gặp mặt

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ngay khi bước tới cửa phòng tiếp dân CAP Lê Hồng Phong, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, bà Lê Thị Bới như chết lặng đi trong niềm xúc động, vẫn khuôn mặt đó, vẫn ánh mắt ngây dại, bà dường như không thể tin vào mắt mình khi người đứng đối diện với bà lúc này là Đỗ Thị Mộng, cô con gái tội nghiệp đã bị thất lạc cách đây hơn 21 năm. Bà Bới ôm chầm lấy con, giàn giụa nước mắt mà không cất nên lời…

Đó là đoạn kết của một câu chuyện buồn có hậu và cũng là chiến công thầm lặng của tập thể CBCS Công an tỉnh Hà Nam.

Ký ức đau buồn

Đó là một ngày cuối mùa đông năm 1986, khi ông Miêu (cha đẻ của Mộng) đưa con ra nơi làm ăn ở Quảng Ninh chơi, trong lúc qua phà Phả Lại đông người, ông đã để lạc mất đứa con gái mới 9 tuổi. Nhận được tin dữ, bà Bới tất tả lên xe khách từ Hà Nam đi Quảng Ninh ngay trong đêm để tìm con. Sau nhiều ngày tìm kiếm và nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ, nhưng tin tức về cô con gái tội nghiệp vẫn bặt vô âm tín. Vợ chồng ông Miêu thất vọng, đau đớn nghĩ rằng con mình đã bị bắt bán đi đâu đó rồi.

Nhiều ngày mệt mỏi tìm kiếm khắp các khu vực lân cận phà Phả Lại và dọc bờ biển trong vô vọng, vợ chồng ông Miêu, bà Bới đã vô cùng xót xa quay trở lại quê nhà (Thôn Trịnh Xuân, phường Lê Hồng Phong, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) với hy vọng mong manh rằng đứa con gái tội nghiệp mới lên 9 tuổi và mắc bệnh thiểu năng trí tuệ của mình có thể nhớ được thông tin gì đó về gia đình để tìm đường về nhà.

Sau khi lạc mất cha, Đỗ Thị Mộng ngẩn ngơ khóc lóc, lang thang khắp nơi tìm cha. Trong lúc đói rét, Mộng được bà cụ bán nước gần khu vực bến phà Phả Lại cưu mang. Những ngày đó, cô bé Mộng cứ lang thang khắp nơi và xin ăn của khách qua đường.

http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Im...mbnailID=35596
CBCS Phòng PV27 - Công an tỉnh Hà Nam chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình Đỗ Thị Mộng (người thứ 4 hàng 1 từ phải sang).

Đau buồn vì để mất con, ông Miêu sau đó đã bỏ quê đi làm ăn xa. Kể với chúng tôi, bà Bới nghẹn ngào trong nước mắt: “Sau khi từ Quảng Ninh về, ông nhà tôi không ăn không ngủ rồi bỏ nhà ra đi biệt tăm từ đó, nghe đâu ông ấy làm ăn ở một tỉnh xa và đã lấy vợ hai ở đó”. Bà Bới nén nỗi đau trong lòng một mình tảo tần nuôi hai cô con gái còn lại khôn lớn.

Người cha nuôi giàu lòng nhân ái

Thật tình cờ, cuối mùa đông năm 1986, sau khoảng 1 tháng từ ngày cô bé Mộng bị thất lạc, vợ chồng ông Đặng Xuân Đạc và bà Trần Thị Vàng, quê ở Yên Phong, Bắc Ninh, có việc về Quảng Ninh. Trong lúc chờ qua phà Phả Lại, vợ chồng ông tình cờ gặp cô bé Mộng và biết được sự tình của cô bé qua lời kể của những người quanh khu vực bến phà. Trước hoàn cảnh thương tâm của cô bé và trong lúc hai vợ chồng đang hiếm muộn, vợ chồng ông Đạc đã quyết định đưa cô bé về làm con nuôi. Cô bé Mộng lúc đầu còn rụt rè, một mực đòi cha, nhưng khi được ông bà Đạc ân cần chăm sóc và hứa sẽ tìm cha mẹ đẻ cho cô, cô đã ngoan ngoãn đi theo ông bà Đạc về Yên Phong, Bắc Ninh sinh sống. Trước khi ra về, ông Đạc còn viết lại tên, địa chỉ của mình trên bức tường và dặn bà con xung quanh khu vực phà Phả Lại nếu cha, mẹ đẻ cô bé quay trở lại tìm thì theo địa chỉ đó mà nhận lại con.

Đưa cô bé về nhà, để ổn định cuộc sống cho con, vợ chồng ông Đạc đặt tên con là Đặng Thị Thau và làm khai sinh lại cho con là ngày 24-6-1981. Điều lạ kỳ là đã hơn 10 năm hiếm muộn, sau khi nhận nuôi cô bé Mộng một thời gian ngắn, vợ chồng ông Đạc lần lượt sinh hạ được 3 người con rất kháu khỉnh. Cuộc sống vùng quê nghèo với nhiều khó khăn, trong khi 2 vợ chồng phải nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, nhưng vợ chồng ông vẫn luôn dành những tình cảm đặc biệt cho cô con nuôi và luôn dặn các con mình phải thương yêu chị Thau như chị ruột của mình. Trong suốt những năm tháng khó khăn đó, Thau cũng đau đáu nỗi niềm tìm về với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng cô bé lại kể về gia đình mình, nhưng trong tiềm thức của cô bé thiểu năng trí tuệ này chỉ nhớ được hồi nhỏ tên là Mộng, bố là Miêu, mẹ là Bới. Với chút ít thông tin đó, việc tìm kiếm người thân chẳng khác nào mò kim đáy bể, nhưng với tình thương con, vợ chồng ông Đạc đã dành dụm tiền và cất công đưa con đi nhiều nơi, nhiều năm dò hỏi nhưng đều không thu được kết quả gì.

Qua tiếp xúc với con, ông Đạc nghe chất giọng chỉ phỏng đoán được bố mẹ đẻ của con là người đồng bằng Bắc bộ. Với sự suy đoán đó, ông đã cất công đưa con đi tìm kiếm nhiều nơi, bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhờ đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, qua Mặt trận Tổ quốc địa phương, nhờ công an tìm kiếm… đi tới đâu ông đều viết đơn kêu gọi giúp đỡ, số lượng đơn thư nhờ giúp đỡ gửi các cơ quan chức năng đã tới vài trăm lá. Tuy nhiên do lượng thông tin quá mỏng và thời gian đã lâu nên trong suốt từ năm 1988 đến năm 2005, qua hàng trăm cuộc tìm kiếm, hành trình tìm về gia đình ruột thịt cho cô con gái nuôi của ông Đạc đều đi vào bế tắc.

Sang năm 2007, biết bố Đạc đã nhiều năm vất vả và đang phải nuôi em ăn học đại học tại Hà Nội, Thau không tỏ ý muốn tìm cha mẹ đẻ trước mặt ông nữa. Nhưng nỗi niềm day dứt nhớ về thuở bé thơ như càng trỗi dậy trong cô bé Thau, nhiều đêm Thau ngủ chập chờn ú ớ gọi tên cha mẹ đẻ rồi ngồi dậy không ngủ tới sáng, một mình sửa soạn quần áo gọn gàng xếp sẵn vào balô như sắp được về với bố mẹ đẻ. Hiểu trạng thái tâm lý và thương con, vợ chồng ông Đạc lại quyết tâm vay mượn bà con xóm giềng và bán thêm chút gia sản trong nhà được gần 2 triệu đồng để dẫn con lên đường tìm cha mẹ đẻ.

Dự định ban đầu hai cha con sẽ đi các tỉnh dọc Quốc lộ 1 từ Bắc Ninh qua Hà Nội, Hà Tây rồi về Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình… Sau hơn một tuần tự tìm kiếm và nhờ các cơ quan chức năng đăng tin, nhưng đều không có hồi âm. Mặc dù mệt mỏi, thất vọng nhưng chứng kiến nỗi khát khao gặp lại người thân ruột thịt của con, ông Đạc vẫn kiên trì tiếp tục đưa con sang Hà Nam đến cậy nhờ đăng tin trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh, nhờ các tổ chức chính trị xã hội và lực lượng công an tìm kiếm. Sau nhiều ngày ở Hà Nam không tìm được thông tin gì, những tưởng đã tuyệt vọng, ông Đạc định dẫn con đi nơi khác thì bất ngờ nhận được tin vui từ lực lượng Công an tỉnh Hà Nam.

Kỳ tích của cán bộ chiến sỹ Phòng Nghiệp vụ hồ sơ Công an tỉnh Hà Nam

Vào khoảng thời gian cuối năm 2007, sau khi nhận được đơn đề nghị Công an tỉnh Hà Nam giúp đỡ tìm gia đình cho con nuôi của ông Đặng Xuân Đạc, Ban Giám đốc, mà trực tiếp là đồng chí Đại tá Phạm Văn Chất, Giám đốc Công an tỉnh, đã quan tâm chỉ đạo công an các đơn vị chức năng phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh tham gia công tác tìm kiếm, đặc biệt là chỉ đạo Phòng Nghiệp vụ hồ sơ (PV27) tra cứu lại toàn bộ hồ sơ tàng thư chứng minh nhân dân từ năm 1978 đến nay. Với lượng thông tin quá ít về cha mẹ đẻ của Đặng Thị Thau (lúc này mới biết cô bé tên là Mộng), bố tên Miêu, mẹ tên Bới, chị gái tên Mơ, lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ hồ sơ ước tính phải tra cứu khoảng trên 1 triệu trang hồ sơ trong điều kiện vô cùng khó khăn là hồ sơ đã quá cũ nát và đang phải bảo quản bằng hóa chất độc hại.

Nhưng với tinh thần “phục vụ nhân dân”, CBCS Phòng PV27 Công an tỉnh Hà Nam đã liên tục trong ba ngày tỉ mỉ lật từng trang hồ sơ để tìm những người tên Miêu và Bới, khoảng 50 tuổi. Sau hai ngày tìm kiếm, CBCS Phòng PV27 đã sàng lọc được gần 1.000 người tên Miêu và Bới nhưng qua đối chiếu họ không phải là vợ chồng nên đều bị loại. Sang đến ngày thứ ba, nhiều CBCS đã cảm thấy mệt mỏi, công việc tra cứu càng khó khăn, hy vọng ngày càng ít dần. Tuy nhiên đang trong lúc dường như việc tra cứu dần đi vào ngõ cụt thì đồng chí Dụng - Phó Trưởng phòng, tìm thấy có người đàn ông tên Miêu, trú quán tại thôn Trịnh Xuân, phường Lê Hồng Phong, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ngay lập tức, lãnh đạo Phòng PV27 cho tiếp tục tra cứu thông tin về vợ của người tên Miêu thì thu được kết quả là bà Lê Thị Bới, cũng có thông tin về nơi cư trú trùng khớp như trên. Kết quả xác minh của CBCS Phòng PV27 đã cho phép kết luận: “Đặng Thị Thau chính là con gái của ông Miêu, bà Bới đã bị thất lạc hơn 21 năm trước. Cô gái có họ tên là Đỗ Thị Mộng, sinh năm 1977…”.

Sau khi tìm lại được gia đình ruột thịt của mình, Thau đã xin phép gia đình được trở về sống với bố Đạc, mẹ Vàng. Hiện nay, cô bé vẫn thường về Hà Nam thăm mẹ và những người thân của mình. Hai gia đình cũng coi nhau như người một nhà và thường xuyên giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, sinh hoạt.

Theo ANTĐ
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:21 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.