UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - kiến thức về mai táng - tang lễ > Tư vấn - Hỏi - Đáp làm đám tang.

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-10-2012, 03:20 PM
phuthi phuthi đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 22
Mặc định Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc mất dọc đường, quán trọ, chết vì tai nạn, gươm súng, xe cộ, rắn độc, thuỷ hoả tai, chưa đúng kỳ đáng chết... không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ thao tác và nghi lễ, vậy nên châm chước, tuỳ nghi vận dụng:

1. Lễ mộc dục : (tắm gội)

Lúc tắm gội cho người vừa chết thường vừa để sẵn một con dao nhỏ, một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở ông đồ rau, một nối nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng khác. lúc tắm, vây màn cho kiến, tang chủ quỳ xuống khóc, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng; "nay xin tắm gội để sạch bụi trần", xong phục xuống, đứng dậy. Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm. Lấy vuông vải dấp vào ngũ vị, lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn khác lau hai tay hai chân, lại lấy dao cắt móng tay móng chân,mặc quần áo cho chỉnh. Móng tay móng chân gói lại trên để trên, dưới để dưới, để vào trong quan tài; dao, lược thìa và nước đem đi chôn; rước thi thể đặt lên giường.

2. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan:

Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiêc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương. Có địa phương còn có tục để thêm một con dao trên bụng, (có lẽ để trừ tà ma hay quỷ nhập tràng).

3. Lễ phạn hàm:

Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát. Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, có nơi thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt mà khi sống, người đó hay dùng đến.
Theo "Thọ mai gia lễ", lễ này được tiến hành như sau:
Lấy ít gạo nếp xát cho sạch, ba đồng tiền mài cho sáng (nhà giàu thì dùng vàng hoặc viên ngọc trai).
Tang chủ vào khóc quỳ, người chấp sự cũng quỳ, cáo từ rằng: " nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp". Người chấp sự lần lượt xướng "Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm". Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và một đồng tiền tra vào mồm bên phải, rồi đến bên trái, cuối cùng vào giữa. Xong, bóp mồm lại, phủ mặt như cũ.

4. Lễ khâm liệm nhập quan

Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải. Người chấp sự xướng. Tự lập (đứng gần vào), cử ai (khóc cả lên), quỳ. Chấp sự cũng quỳ mà cáo từ rằng "Nay được giờ lành, xin rước nhập quan". "Cẩn cáo" xong lại xướng: phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).
Sau đó các con cháu tránh ra hai bên, người giúp việc quay và đều cầm tạ quan nâng lên để đưa người vào cho êm ái, đặt cho chính giữa quan tài, nếu có hở chỗ nào cần lấy áo cũ của người vừa mất bổ khuyết cho đầy đủ, rồi gấp dưới lên đầu trước, bên trái gấp trước, bên phải gấp sau, trên đầu gấp sau cùng, sơn nẹp đóng lại. Chú ý: Những quần áo của người đang sống, hoặc quần áo mà người đang sống có mặc chung thì kiêng không được bỏ vào áo quan.
Đồ khâm niệm: nhà giàu dùng vóc nhiễu, tơ, lụa; nhà thường dùng vải trắng may làm đại liệm (1 mảnh dọc, 5 mảnh ngang) hoặc tiểu liệm (1 mảnh dọc 3 mảnh ngang). Ngày trước, quy định đại liệm hay tiểu liệm vì khổ vải nhỏ. Ngày nay, dùng vải khổ rộng, miễn kín chân, tay, đầu, gót là được.

"Tục ta nhiều người tin theo thầy phù thuỷ, trong quan tài thường có mảnh ván đục sao Bắc Đẩu thất tinh. Trước khi nhập quan thường chọn giờ, tránh tuổi rồi dùng bùa nọ bùa kia dán ở trong, ngoài quan tài. Có người cho là chết phải giờ sấu thì bỏ cỗ bài tổ tôm hoặc quyển lịch hoặc tàu lá gồi để trấn át ma quỷ" (Trích "Việt Nam phong tục"- Phan Kế Bính - tr.31)

Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa, hoặc nhà còn người tôn hơn thì đặt sang gian cạnh.

5. Lễ thiết linh: (Sau khi nhập quan)

Là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang.
Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà lễ, nên mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy, trong linh vị và khăn vấn dùng chữ "Cố phụ", "Cố mẫu" thay cho "Hiền thảo", "Hiền tỷ".

6. Lễ thành phục:

Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách.
Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Sau đó thân bằng cố hữu, làng xã mới đến phúng viếng
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 19-10-2012, 03:20 PM
danglongco danglongco đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 25
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Người chết thì đã quy tiên,
Nhưng còn người sống cũng nên giữ gìn.

1. Khái quát về việc xem ngày, giờ chết:

Người Việt vốn tôn trọng ông bà cha mẹ nên rất cẩn trọng khi cha già mẹ héo. Việc làm ma được xem là trọng việc của hiếu chủ. Ngoài việc chuẩn bị khâm liệm, tổ chức tang lễ còn chú ý tính giờ mất, ngày giờ mai táng. Khi gia đình có người thân mất, thường tìm người để tính giờ. Theo cổ nhân, sinh gặp giờ, ngày tốt xấu ảnh hưởng tới vận mệnh bản thân còn giờ chết xấu, tốt ảnh hưởng tới con cháu.

2. Ảnh hưởng của vong mệnh tới con cháu:

Tuỳ ngày, giờ mất của vong mà có thể là:

- Nhập mộ: Dự báo vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc;
- Phục tang: là sự quay trở lại của Vong hồn;
- Thiên di: Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng;
- Trùng tang: là sự nhập của Vong hồn vào người sống, bắt đi theo. Có thể là:

+ Trùng tang Ngày là nặng nhất (Tam xa - 7 người chết theo),
+ Trùng tang Tháng là nặng nhì (Nhị xa - 5 người chết theo),
+ Trùng tang Giờ là nặng thứ ba (Nhất xa - 3 người chết theo),
+ Trùng tang Năm là nhẹ nhất.

3. Xem ngày, giờ mất:

Theo truyền thống, muốn tính chính xác phải biết đích xác Tứ trụ sinh và Tứ trụ tử (Giờ, Ngày, Tháng, Năm tính theo Can Chi) của vong (người mất). Nhưng Tứ trụ mất thì rõ nhưng Tứ trụ sinh mấy nhà ghi lại.

Như vậy việc xem sẽ hạn chế nhiều do đó chỉ nên tham khảo để cẩn trọng hơn, tránh phủ nhận hoàn toàn nhưng cũng đừng quá tin một cách mù quáng. Hơn nữa mỗi thầy một sách, mỗi sách lại có cách tính riêng, đôi khi cho kết quả sai khác khá xa. Do vậy những điều tôi lượm lặt, gạn lọc chép lại đây là để tôi và con cháu biết, cân nhắn khi nghe thầy tham vấn chứ không phải là việc "dạy" cách tính.

3.1. Cách xác định giờ chết xấu tốt dựa vào Bát quái:

- Đầu tiên xác định ngày 01 tháng, năm người chết thuộc cung gì. Sau đó theo thứ tự : Càn – Đoài – Ly - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn – Khôn mỗi cung 1 ngày đến ngày mất. Nếu rơi vào cung nào sẽ phạm cung đó. Các cung xấu là: Chấn (Nhị sát), Cấn (Tam sát), Tốn (Thất sát). Trong đó cung Tốn xấu nhất, gọi là Trùng tang.

- Có sách lại nói ngày 01 tháng Giêng luôn ở Đoài; tháng 2, 3 ở Càn; tháng 4 ở Khảm; tháng 5, 6 ở Cấn; tháng 7 ở Chấn; tháng 8, 9 ở Tốn; tháng 10 ở Ly, tháng 11, Chạp ở Khôn mà không theo nguyên lý trên mà tôi tính ở đây.

3.2. Xem « Cát » 吉 « Hung » 凶 theo Thập nhị hình Long:

Căn cứ theo 12 Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và gọi theo tuổi của người chết là: “THẬP NHỊ LONG HÌNH” . Dùng 12 phần hình thể của con Rồng để tượng trưng.


Phép này thì không kể là Nam hay Nữ đều căn cứ theo Tam Hợp của tuổi người chết và năm mất để đếm theo chiều thuận, mỗi cung một chữ bắt đầu từ ô Thần là địa chi tuổi vong mạng đến Năm chết của người đó thì dừng lại, xem vào chữ gì (THẦN, TỀ...TỊ, TRƯỜNG) để định tốt, xấu.

Ví dụ thân phụ tôi tuổi Hợi sẽ khởi Thần là Mùi đếm theo vòng Địa chi đến năm mất là Tí gặp chữ “Phúc” là cát, chủ về quan lộc (hốt kiến cận quân vương).

3.3. Tính Nhập mộ :

Khi đạt Nhập mộ, tức là vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc. Nếu cả năm, tháng, ngày, giờ mất đều vào một trong các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được “Tứ nhập mộ”, tốt, tránh được lúc chết vướng phải giờ xấu. Cách tính đã viết ở bài "Tính Nhập mộ, Trùng tang".

4. Một số kiêng kỵ khi gia đình có người mất:

- Kiêng người nhà Tam hợp, Xung, Hình tuổi với tuổi Vong mệnh;
- Kỵ Long - Hổ - Kê - Xà tứ sinh Nhân ngoại (người khách các tuổi Thìn - Dần - Dậu - Tỵ không được có mặt khi khâm liệm);
- Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh ;
- Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 19-10-2012, 03:20 PM
pjhuyenhanh pjhuyenhanh đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 25
Mặc định

Khi có người thân mất, một trong những việc làm đầu tiên của của đình là xem người vừa mất tuổi gì (theo Can Chi của lịch Âm) để nhờ thầy tính giờ liệm, ngày giờ nhập quan, đưa tang, hạ huyệt. Ai cũng biết: việc tính Niên mệnh theo Ngũ hành của năm sinh có rất nhiều ứng dụng trong việc chọn bạn đời, người cộng sự, tính ngày giờ tiến hành các công việc đại sự…, trong đó có Tang ma và Niên mệnh thì cứ sau 1 Hoa giáp 六十花甲 lại quay trở lại vòng khác.
Vong mệnh (亡命, mệnh người mất) liên quan đến năm sinh. Tên gọi năm phụ thuộc văn hóa, tôn giáo, dân tộc áp dụng loại lịch nào. Người Cơ đốc lấy năm Chúa giáng sinh là năm 1 gọi là Công nguyên là Dương lịch. Người theo đạo Phật lấy ngày Phật đản sinh làm năm 1, năm 1 Phật lịch là năm 544 tCn. Người Hồi giáo lấy năm 622 làm năm đầu. Một số nước phương Đông, trong đó có nước ta dùng hệ thống năm Can Chi có chu kỳ 60 năm lặp lại.
Vì Thiên can 天干có 10 chữ nên từ Công nguyên trở đi các năm chẵn chục đều là can Canh, năm tận cùng 4 là Giáp còn đối với năm trước công nguyên năm tận cùng bằng 7 sẽ là năm Giáp cứ thế tính tiếp.Địa chi 地支có 12 chữ, được gán cho tên 12 con vật. Bắt đầu bằng chi Tý (Chuột) kết thúc bằng chữ Hợi (Lợn). Thập nhị chi chỉ năm ứng với 12 con giáp (cầm tinh) cũng dùng cho cả việc xác định con vật cầm tinh cho thập nhị chi chỉ giờ, ngày, tháng.Do cứ 12 năm vòng Giáp Tý lại quay lại nên với những năm chia cho 12 còn dư 4 như 1984, 1996 ... đều là năm Tý.Từ đó suy tiếp các Chi của năm sau.
Ngày nay, trong giấy tờ tùy thân đều dùng ngày tháng theo Dương lịch và thường có các Bảng tra sẵn quy đổi năm Dương lịch sang Âm lịch và ngược lại. Nghe qua tưởng dễ nhưng nhiều khi khá phức tạp, dễ nhầm lẫn và vì thế việc tính của thầy sao mà đúng được.
Với người sinh từ tháng 3 trở đi đúng là dễ nhưng với người sinh đầu năm việc xác định Niên mệnh cần cẩn thận. Do Dương lịch tính theo thời tiết liên quan đến Mặt Trời còn năm Âm lịch lại liên quan đến Mặt Trăng nên hai lịch thường so le, lệch pha nhau và không trùng Chu kỳ. Hơn nữa cách tính năm Nhuận của 2 loại lịch cũng khác nhau và năm DL luôn đến sớm hơn năm AL từ 1 đến 2 tháng. Chu kỳ 60 năm (một Hoa giáp) là không đủ cho các tham chiếu lịch sử, kể cả lịch sử đời người. Do đó rất dễ bị nhầm lẫn. Đồng thời một số dân tộc miền núi gọi năm Mão là năm Thỏ và lịch Việt Nam theo múi giờ thứ 7 khác Trung Quốc tính theo múi giờ thứ 8 nên cần chú ý khi quy đổi.
Ví dụ năm Quý Tị bắt đầu từ thứ Bẩy ngày 14/02/1953 (Bính Thân, Giáp Dần, Quý Tị) và kết thúc vào thứ Ba ngày 02/02/1954 (29 tháng Chạp tức Kỷ Sửu, Ất Sửu, Quý Tị). Do vậy nếu CHỨNG MINH THƯ ghi chị dâu tôi, Nguyễn Thị Đê (vừa mất hồi 23 giờ 25 phút ngày 21/3/2011) sinh ngày 30/01/1953 (CMT thì đương nhiên được hiểu là ghi ngày Dương) là đúng thì chị sinh ngày 17 tháng Chạp âm (có Bát tự sinh là : xx, Nhâm Ngọ, Quý Sửu, Nhâm Thìn), tức chị tuổi Thìn! Nhưng gia đình bảo chị tuổi Tị vì “1953 là năm Tị”! và ngày sinh là 30/01 Âm. Song đáng tiếc năm Quý Tị vào tháng Giêng không có ngày 30, ngày cuối tháng là ngày 29 tháng Giêng, tức 14/3/1953 (có Bát tự là: xx, Giáp Tý, Giáp Dần, Quý Tị).
Hay như năm nay, năm Tân Mão 2011 được bắt đầu từ ngày 03 tháng 02 năm 2011 đến 23 tháng 01 năm 2012. Vậy ai sinh từ 02/02/2011 trở lại đến 01/01/2011 tuy Dương là năm 2011 nhưng Âm vẫn thuộc năm cũ, năm Canh Dần 庚寅 (tuổi Hổ, 14/2/2010 – 03/02/2011). Tương tự như vậy, các cháu sinh từ 01/01/2012 đến 22/01/2012 thì Niên mệnh vẫn là Tân Mão 辛卯 (tuổi Mèo) chứ chưa sang Nhâm Thìn (壬辰, tuổi Rồng) mặc dù trong các Bảng lập sẵn đều ghi năm 2012 là năm Nhâm Thìn! Cái khó là ở chỗ đó!
Rõ ràng, theo truyền thống, muốn tính chính xác phải biết đích xác Tứ trụ sinh và Tứ trụ tử (Giờ, Ngày, Tháng, Năm tính theo Can Chi). Nhưng Tứ trụ mất thì rõ nhưng Tứ trụ sinh mấy nhà ghi lại và có ghi thì việc quy đổi sẽ rất khó, thiếu chính xác nếu việc ghi đó không đầy đủ. Do đó việc xem sẽ hạn chế nhiều và tất cả chỉ là yếu tố Tâm linh! Lịch đặt ra sao cầu được Phúc!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:19 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.