UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 02:48 PM
accap accap đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 32
Mặc định Bốn thế hệ gia đình sống trong nghĩa trang

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bốn thế hệ gia đình sống trong nghĩa trang

Đội chiếc mũ kiểu cao bồi, tay cầm điếu thuốc, tay kia đu đưa chiếc nôi cho đứa cháu... thoạt nhìn ít ai biết đó là một phụ nữ, và càng khó nhận ra người phụ nữ này đã gắn gần nửa cuộc đời mình với nơi chỉ dành cho người chết.

Bà Nguyễn Thị Nhung đã ngoài 50 tuổi. 30 năm tuổi xuân đẹp nhất của cuộc đời bà đã diễn ra trong một cái miếu ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM.

Giọng đều đều, không nhiều biểu cảm, bà kể về những ngày sau giải phóng: "Khi đó, gia đình tôi cũng có nhà cửa bên quận 6, nhưng thời loạn lạc, bố mẹ ly tán, tài sản mất hết. Bốn mẹ con tôi dắt díu nhau vào đây, lấy nghĩa trang làm nhà và sống xung quanh những khu mộ".

Căn miếu trong khu mộ là nơi ở và sinh hoạt của bốn thế hệ trong gia đình bà Nhung. Ảnh: Hải Duyên


"Nhà" của họ chính là một ngôi miếu rộng chừng 20 m2, không cửa, không mái. Mẹ bà tìm được những tấm bạt cũ gác lên mấy gióng bêtông trên trần để lấy nơi che mưa, che nắng.

Hằng ngày mẹ bà lo buôn bán lặt vặt phục vụ cho những người đi tảo mộ, còn bà và hai cô em gái cũng lanh chanh phụ giúp công việc trông nom, quét dọn mộ phần với thù lao tùy vào lòng hảo tâm của khách viếng mộ.

Ba chị em cứ thế lớn lên, coi những nấm mộ là bạn, là nơi vui đùa hằng ngày. Không đi học, không bạn bè, không giao lưu gì nhiều với thế giới bên ngoài, ngoài nói chuyện với nhau, chúng chỉ còn biết nói chuyện với... những ngôi mộ.

Để xua đi cái hoang vắng, cái lạnh lẽo nơi nghĩa trang bà lấy thuốc lá và cà phê làm bạn, và dần dần nó trở thành thói quen không thể thiếu. "Có người gọi tôi bằng cô, có người gọi bằng chú, nhưng tôi cũng không trách gì, cũng chẳng buồn, người ác khẩu còn bảo tôi pêđê, nhưng tôi mặc kệ", người đàn bà trong bộ dạng đàn ông nói.

Đứa trẻ lăng xăng chạy phụ bà lấy nước cắm bình bông cho khách viếng mộ. Ảnh: Hải Duyên


Thuận theo tự nhiên, dù ở cái thế giới của những người chết, ba chị em bà vẫn lớn lên và rồi cũng lập gia đình. Nhưng bất hạnh vẫn đeo bám bà khi người chồng lại mất sớm, từ khi hai đứa con còn nhỏ. Thế là đến lượt bà và các con bám lấy nghĩa trang này với những công việc mà trước đây người mẹ vừa qua đời của bà đã làm.

Không trình độ, thiếu sức khỏe, con bà và cả hai người em sau khi lập gia đình đều bồng bế nhau về lại nghĩa trang sinh sống. "Đứa có sức khỏe thì đi làm nghề đá, hoặc phụ hồ, nhưng còn lại thì đều về đây buôn bán, quét lá rụng, lấy nước cắm bông... cho khách để kiếm tiền mà sống. Chứ biết làm gì ra tiền bây giờ", bà Nhung thở dài nói.

Bà Nhung cho hay, những ngày cuối tuần đông người đến viếng mộ, bà cũng kiếm được trăm ngàn. Nhưng vào đầu tuần thì khách vắng vẻ hơn, có khi cả ngày chỉ có một hai người. "Tiền kiếm từ những ngày đông khách phải để dành tiêu trong cả tuần mới đủ", bà nói.

Ngôi miếu chống huyếch chẳng có gì đáng giá ngày nào giờ đã trở nên chật hẹp. Để có thêm chỗ trú ngụ mẹ con bà dựng một cái lán lụp xụp cạnh cây bồ đề kế bên đó.

Rồi lần lượt mấy đứa cháu ngoại của bà ra đời, chúng đen sạm và gầy trơ xương vì nghèo đói. Đứa nhỏ nhất được 6 tháng mà như 2-3 tháng tuổi. Cuộc sống vất vả, khiến chúng tự lớn tự chăm sóc nhau. Đứa lớn chăm đứa bé ngay trên sàn căn lều. Sinh ra từ nghĩa trang, chúng rành từng ngôi mộ. Mỗi khi có người đến hỏi tìm mộ người thân, chúng nhanh nhảu: "Ông bà cần tìm mộ của ai để con dẫn đi", rồi chúng xăm xăm dẫn khách vào nghĩa trang. Tiền khách cho chúng dành dụm đưa mẹ để mua quần áo mới.

Lật đật chạy từ ngoài nắng vào bế đứa em vừa thức dậy, đứa cháu gái lớn của bà Nhung mặt hớn hở dỗ em. "Em mong sau này được trở thành cô giáo dạy chữ cho các em nhỏ nhà nghèo", cô bé nói. Rồi nó hồn nhiên kể về những nơi chị em nó hay chơi chốn tìm ở nghĩa trang này, hầm mộ nào là nơi lý tưởng để chúng tránh nắng gay gắt buổi trưa hay trú những cơn mưa lớn...

"Bố nó làm thợ hồ, mẹ thì trông coi mộ. May mà đứa nhỏ được đi học ở lớp tình thương, chứ không biết chữ như bà, bố mẹ nó thì đời nó sau này lại khổ", bà Nhung thở dài.

Thấy có nơi che mưa che nắng, lại thêm lũ trẻ con hiếu động, nhiều gia đình lao động sinh sống gần đó thường gửi con đến đây nhờ bà Nhung trông hộ vào ban ngày để đi làm. Và thế là một góc nghĩa trang này trở nên đông đúc, ồn ã.

Mấy tháng trước, Ban quản lý nghĩa trang ra quyết định dẹp trật tự, không cho ai ngủ lại đây, bà Nhung và các con phải thuê một phòng trọ khác để trú ngụ vào buổi tối. Nhưng sáng ra họ lại kéo về sinh sống cùng những ngôi mộ.

"Sống gần mồ mả từ nhỏ nên thấy cũng bình thường, giá như được ngủ lại luôn trong nghĩa trang này thì mỗi tháng cũng đỡ được mấy trăm nghìn tiền thuê phòng", cô con gái bà Nhung luyến tiếc. Theo chị, có người trông nom ở đây thì bọn nghiện hút không dám vào phá phách, trộm cắp đồ thờ cúng.

Còn bà Nhung thì tâm sự rằng, gắn bó bao nhiêu năm trời, bà chỉ mong được sống đến hết đời ở khu nghĩa trang này.

Hải Duyên
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:15 AM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.