UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thư giãn - Tâm sự > Thế giới quanh ta

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 23-10-2012, 01:23 PM
amytlai amytlai đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 15
Mặc định Nghĩa địa lợn ở Sóc Trăng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Hầu hết khách thăm chùa Mã Tộc (TP. Sóc Trăng) chỉ nhăm nhăm ra vườn ngắm đàn dơi đang say giấc nồng, nên không biết rằng, đằng sau ngôi chùa này còn có một khu nghĩa địa kỳ lạ chôn những chú lợn được đồn đại đã… “thành tinh” và một khu chuồng trại nuôi những con lợn quái dị còn đang sống. Những câu chuyện quanh đàn lợn được nhiều người mê tín cho là mang linh hồn ma quỷ này khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

Lợn 5 móng, 3 giò


Tôi thực sự bất ngờ và lạ lẫm trước những ngôi mộ được xây cất rất trang trọng, có cả bia mộ ghi tên “Bà Hợi” hoặc “Ông Hợi”. Trên bia mộ ghi cả tuổi tác, thời gian sinh tử và hình vẽ một chú ỉn rất béo tốt, đẹp mắt.



Nghĩa địa lợn.

Câu chuyện lạ lùng này được bắt đầu bởi một quan niệm mê tín của nhiều người Khmer về những con lợn quái thai.
Họ đồn đoán rằng các chú lợn có 5 móng hoặc 3 giò (một chân móng đen, một chân móng trắng gọi là lợn ba giò) chính là "cốt tinh" của con người. Do đó nếu gia đình nào nuôi phải thì sẽ gặp chuyện lục đục chẳng lành, còn nếu giết lợn thì cả nhà sẽ phải đền mạng.
Nhà nào có lợn này, muốn bán cũng không có ai mua, cho không ai dám lấy. Và như thế gia chủ cứ phải nuôi đến khi nó chết, đem mai táng cẩn thận, thì may ra mới thoát nạn.

Nơi trú chân của đàn lợn quái thai

Vì cho rằng nuôi những con vật khác thường này chẳng tốt lành gì, nên những gia đình có loại lợn này đã tìm đến nhà chùa nhờ hóa giải.
Con lợn đầu tiên mà chùa phải nuôi là vào năm 1989. Bà cụ Khiên, người quét dọn chùa, một hôm nhìn thấy một con lợn cái 5 móng đang ngủ ngon lành phía sau chùa. Bà lay nó cũng không dậy, bà đuổi nó cũng không đi.
Thế là bà Khiên cho cô ỉn ngụ lại cửa Phật. Ngày ngày cô lợn chạy rong trong khuôn viên, tối chui vào ổ ngủ và đến bữa thì được các nhà sư mang đồ ăn cho.



Bàn chân có thêm móng của chú lợn.

Dâng trầu cho... lợn
Buổi sáng, chị “Năm Hợi” dẫn đầu, đàn em theo sau, xếp hàng thứ tự từ lớn đến nhỏ, lục tục ra khỏi sân chùa đi… khất thực (xin ăn).
Chúng cứ lặng lẽ đi dọc đường, qua các ngả chợ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cả đàn bộ hành trên đoạn đường dài hơn 3km, qua chợ Sóc Trăng, vào tận thị xã, rồi trở về chùa đúng lúc nhà chùa sắp tụng kinh.
Người dân hai bên đường thấy đàn lợn đi qua thì ném cho đồ ăn. Có lẽ đã “quy y cửa Phật” nên chúng rất hiền, tuyệt nhiên không càn quấy, phá phách gì ngoài đường, ngoài chợ.
Người dân cũng rất… kính trọng đàn lợn. Nhiều bà lão khi thấy đàn lợn đi qua nhà mình liền mời dừng lại chơi rồi… dâng trầu và các chú ỉn thảnh thơi nhai bỏm bẻm.
Ở chùa, đàn lợn cũng ăn theo chế độ ăn ngọ, tức là chỉ ăn uống trước 12h mỗi ngày, sau 12 giờ là không ăn gì nữa.
Khẩu phần ăn của chúng đơn giản, khất thực được thứ gì thì ăn thứ đó, nhưng chẳng hiểu sao chúng lại lớn rất nhanh.
Chị “Năm Hợi” ngày nào đã trở thành một "bà lớn" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chị nặng đến 400kg, trông lừng lững như một chú voi còi.

Nghĩa địa lợn
“Năm Hợi” ở chùa được 7 năm thì chết vì tuổi tác.
Sư phó Tú Linh của chùa Mã Tộc cho biết, cuối năm 1996, “Năm Hợi” chọn một nơi yên tĩnh ở góc vườn chùa nằm nghỉ rồi “đi” một cách thanh thản, như thể tránh cho du khách viếng chùa khỏi trông thấy hình ảnh buồn.
Chính những biểu hiện kỳ lạ này mà khi "Năm Hợi" chết, nhiều người mê tín đã đến cúng vái, và họ đều gọi con lợn quá cố là “cô Năm Hợi”.
Đêm đêm có nhiều tay ma đề cũng mò mẫm vào khu mộ lợn khấn xin trúng số.



Mộ "cô Năm Hợi"

Không chỉ có “Năm Hợi”, những anh, chị lợn khác ở chùa chết, cũng đều được các sư chôn cất trong nghĩa địa sau chùa.
Và các chủ gửi lợn đến chùa cũng học theo. Khi nào lợn chết, được nhà chùa thông báo, họ đến làm lễ mai táng, rồi xây mồ yên mả đẹp cho lợn. Thế là sau ngôi chùa Dơi, xuất hiện một nghĩa địa lợn rất kỳ lạ.
Hiện tại, trong chùa vẫn còn một số lợn 5 móng, 3 giò. Tuy nhiên, đàn lợn này không có sự chỉ đạo của chị “Năm Hợi”, nên nghịch ngợm, phá phách lung tung. Thành thử, nhà chùa phải xây chuồng trại nhốt lại, rồi hàng ngày chia sẻ khẩu phần ăn vốn đã không nhiều nhặn của mình cho chúng.
Những con lợn đều rất to, hàng ngày chỉ nằm dài chờ ăn. Buổi trưa, chúng nằm phưỡn mình ngủ, thở phì phò, hai răng nanh thò ra sắc nhọn như nanh hổ, trông phát ớn.




Những chú lợn thế hệ 2 này chỉ nằm ườn chờ ăn.

Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:01 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.