UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thư giãn - Tâm sự > Thế giới quanh ta

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 23-10-2012, 01:18 PM
anhvuco anhvuco đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 24
Mặc định Nghĩa trang “ông ngài”

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nghĩa trang “ông ngài”, nơi chôn cất hàng trăm con cá voi bị chết nằm yên ắng sau những vạt dương bên bờ biển thôn Thuận An, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Đã hàng trăm năm nay, đó là tập tục thờ cúng của dân làng chài Thuận An và cả xã đảo Tam Hải này

Hàng trăm ngôi mộ “ông ngài”


Ông già Nguyên đang nhổ cỏ cho phần mộ của một “ngài” được chôn cất riêng lẻ

Đến nghĩa trang “ông ngài” khi mặt trời đã đứng bóng trên mặt biển Đông, ánh nắng chói chang toả xuống mặt nước non xanh và núi Bàn Than của dải đất hình bầu dục Tam Hải càng làm thêm khung cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp đến lạ kỳ. Nghĩa trang “ông ngài” nằm khép mình trong rừng phi lao xanh ngút ngàn, chỉ có những luống đất, phía dưới đặt hai viên đá ong để đánh dấu sự tồn tại của mỗi ngôi mộ. Ông già Lê Xuân Nguyên năm nay 70 tuổi, dẫn chúng tôi đi thăm từng ngôi mộ, bảo rằng, khi ông sinh ra thì những ngôi mộ này đã hình thành, cách đây ít năm trở về trước, năm nào cũng có “ông” dạt vào.

Dẫn chúng tôi qua một ngôi mộ “ông ngài” nằm riêng lẻ, đó là một gò đất rộng chừng 80m2, ông Nguyên bảo: “Đây là mộ của mệ (cá voi cái), dân làng chôn cách đây cũng gần 40 năm rồi”. Ông sải bước đếm chiều dài và chiều ngang của phần mộ, dễ chừng dài hơn 20m, ruộng gần 4m. “Lúc thấy “mệ” dạt vào bờ, cả dân làng phải huy động toàn bộ thanh niên mới đưa “mệ” vào được đây, chí ít cũng khoảng mười tấn”, ông Nguyên nói.

Nghĩa địa chính thức của “ông ngài” tập trung khoảng hơn 100 “ông”. Nghĩa địa được chia thành 4 hàng ngang, thứ tự chôn cất cũng theo tháng năm chết của các “ngài”, “ngài” nào chết trước được chôn cất phía trên. Thắp nén nhang lên các “mộ phần”, ông Nguyên bồi hồi kể lại chuyện hai “ngài” đã cứu dân làng mình trong những đận mưa bão trên biển Đông. Những năm đó, khi những ngư dân đi biển không có động cơ như bây giờ, thuyền chạy được chỉ nhờ vào những cánh buồm và sức người chèo chống. Ông nội của ông Nguyên là một thương gia chuyên buôn những cối đá từ Sài Gòn ra bán ở Hội An, Huế. Một lần, thuyền ông đang thong dong giữa biển khơi thì cơn bão ập tới, thuyền xoay như chong chóng, mây đen kéo về mù mịt, lát sau mưa trắng trời. Con thuyền chòng chành như chiếc lá giữa biển khi bão tố, những thuỷ thủ của ông cũng đành bó tay. Thế rồi ông nội ông thắp ba nén hương và hú ba tiếng, sau chừng 5 phút thì có hai “ông ngài” xuất hiện hai bên mạn thuyền và kẹp chặt không cho con thuyền lắc lư. Khoảng chừng ít phút sau thì cơn bão tan, và hai “ông ngài” bơi đi mất. Dân làng chài chúng tôi coi trọng các “ngài” lắm”.

Ông Nguyên còn nhớ như in cái lần ông nhìn thấy “ngài” trôi dạt vào bờ, đó là lần đầu tiên và duy nhất của cuộc đời ông được nhìn thấy “ngài” chết. Hôm đó, ông một mình bơi chiếc thúng chai ra eo biển Bàn Than để thả lưới, khoảng chừng một tiếng sau thì ông cất mẻ lưới đầu tiên, nhưng khi vừa kéo lên thì ông thấy rất nặng. Tưởng rằng sẽ được mùa lớn, nhưng hoá ra là một con cá to, nhìn một lúc thì ông biết đó là xác “ông ngài” nên ông đưa vào đất liền.

Nỗi buồn của lão ngư

Ngày nào ông cũng ghé nghĩa trang các “ngài” để thăm nom và nhổ cỏ. Ông Nguyên cho biết, trước đây đám chôn cất ông “ngài” được làm khá linh đình, hai ngày hai đêm, có cúng tế đàng hoàng. Trong làng bầu ra một người gọi là cháu ông “ngài” để lo đám, mỗi lần có “ngài” trôi dạt vào là ông đứng ra tổ chức. Trong ký ức về thời trai trẻ của ông thì mỗi đám của “ngài”, thanh niên trong làng đều phải tập trung đầy đủ, để theo sự sai khiến của những người lớn. Cả dân làng tập trung mỗi người góp một ít để lo đám cho ông. “Cũng không biết răng mà các “ngài” mỗi khi biết mình sắp chết thì tìm vào bãi biển làng này nữa. Có năm nhiều “ngài” vào đây tìm chỗ yên nghỉ lắm. Hình như là các “ngài” đều cảm thấy nơi đây là chỗ yên ắng”, ông Nguyên tâm sự.

Nghĩa địa “ông ngài” được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích văn hoá cấp tỉnh vào năm 2007. Toàn xã đảo Tam Hải có diện tích 1.560ha, 8.200 nhân khẩu, 90% dân số làm nghề biển. Trong thời gian tới, thì toàn bộ xã Tam Hải sẽ được di dời đến thôn 5 xã Tam Hoà để nhường lại 600ha đất liền và 829ha mặt nước để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế có tổng vốn đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD, với các dịch vụ như khu giải trí đặc biệt, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thời trang, trung tâm thương mại...

Chiều tàn trên biển Bàn Than, ánh nắng yếu ớt chiếu rọi xuống mặt biển khiến nơi đây yên ắng vô cùng. Nghĩa địa các “ngài” cũng lặng lẽ và tối mịt vì hàng phi lao che kín. Ông già Nguyên giọng buồn buồn: “Không biết họ có di dời luôn phần mộ của các “ngài” nữa hay không?...”.

Theo Timnhanh
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:15 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.