UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - kiến thức về mai táng - tang lễ > Tư vấn - Hỏi - Đáp làm đám tang.

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-10-2012, 03:17 PM
yensaokh yensaokh đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 29
Mặc định NGHI THỨC TỔ CHỨC TANG LỄ (Theo Truyền Thống VN) (phần I)

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vì đây là kiến thức mình đánh ra từ 1 quyển sách, thấy rất hay nên muốn chia sẻ với các bạn. Trong quá trình xem nếu có sai chính tả mong các bạn bỏ qua. Vì dài quá nên mình phải chia ra từng phần, mong các bạn xem và cho ý kiến.

Bất cứ xã hội, dân tộc, quốc gia nào cũng vậy, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, dù lạc hậu hay văn minh tiến bộ, vấn đề tang lễ cho người đã khuất được coi là nghi thức quan trọng nhất để biểu lộ tấm lòng của người đang sống đối với người chết. Dân ta có câu "nghĩa tử là nghĩa tận". Mọi thù hận lúc sinh thời sẽ được xóa sạch khi người gây ra tội lỗi đã chết.

Văn minh Á Đông rất coi trọng huyết thống gia đình. Đã hàng ngàn năm nay, vấn đề tang lễ đối với người Việt đã có nghi thức rất quy cũ.

I. NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM TRONG LÚC HẤP HỐI :

1.Thụy hiệu :

Trước hết phải đặt tên cúng cơm cho người chết, tức là tên thụy hay tên hiệu. Trường hợp, người sắp xếp còn tỉnh táo, họ có thể tự đặt tên cho mình. Nếu đã hôn mê, thì người nhà căn cứ vào đức tính của người sắp chết lúc sinh thời để đặt tên hiệu. Dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn việc đặt thụy hiệu cho các quan chức có phẩm hàm được quy định sẵn.

2.Chúc khoáng :

Người nhà túc trực bên giường bệnh cần theo dõi chặt chẽ để biết lúc tắt thở bằng cách lấy một ít bông đặt ở lỗ mũi,khi thấy bông không đậy đậy nữa , đó chính là giây phút chết hẳn.

Khi người thân chết hẳn ,thân nhân phải vuốt mắt cho người chết để cặp mắt nhắm hẳn lại, và xếp chân tay, nằm ngửa ngay ngắn.

3.Khiết xỉ :

Lấy 1 chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để "cài hàm" cho răng hé ra, không nghiến chặt lại để sau làm lễ phạn hàm.

4.Hạ tịch :

Còn gọi hạ thổ, rải chiếu xuống đất, đưa người chết nằm xuống chiếu 1 lát rồi lại đưa lên giường. Theo quan niệm xưa "chết trở về với cõi âm", tức là lấy đủ khí âm dương cho người chết.

5.Phục hồn :

Tục xưa lấy áo của người chết treo lên nóc nhà phía trước hướng về phía Bắc, rồi gọi tên tục người chết 3 lần. Sau đó trèo xuống theo hướng nóc nhà phía sau, đem tấm áo ấy đắp lên bụng người chết. Hy vọng hồn người chết trở về sống lại.

6.Thiết hồn :

Dùng bảy thước (thước ta) lụa trắng phủ lên ngực người chết trước khi tắt thở (ý đón hơi thở người chết vào đấy). Khi người bệnh chết hẳn, đem tấm lụa này kết thành hình dạng người thân có đầu, mình, chân tay. Kết xong đặt trên mình người chết.

Lúc nhập quan thì linh bạch được đặt trong linh sàng, linh tọa để tượng trưng cho người đã mất. Ngày nay để thay cho hồn bạch, người ta dùng bức ảnh chân dung người quá cố .

7.Mộc dục :

Người chết sau khi đã tắt thở phải được tắm rửa bằng bằng thứ nước thơm ngũ vị hương ở trong màn kín. Thông thường con trai tắm rửa cho cha và con gái tắm rửa cho mẹ.

Cách làm : dùng khăn sạch thắm nước thơm ngũ vị hương lau thân mình, mặt mũi, chân tay, chải đầu buộc tóc gọn gàng. Cắt móng chân móng tay. Gói các sợi tóc rụng và vụn móng tay chân vào một gói nhỏ, để cho vào áo quan cùng với người chết.

8.Thay quần áo :

Sau khi tắm rửa, làm vệ sinh sạch sẽ xong, thay áo quần mới cho người chết. Theo tục xưa gồm các thứ : khăn chít đầu, bông nhét lỗ tai, khăn phủ mặt bằng vải trắng tinh có dải buộc ra đằng sau gáy, bao tay bằng vải lụa, cùng với bộ áo quần mới, giày tất...

Sau khi thay xong quần áo, phải đặt người nằm ngay ngắn, tay chân duỗi thẳng. Người xưa thường lấy dây vải buộc hai ngón chân cái và hai ngón tay cái lại với nhau. Và tay được đặt lên bụng.

Những người thọ ngoài 70 tuổi trở lên thường được mặc quần điều áo lam chít khăn nhiễu tím - Những người thọ 80 tuổi trở lên được mặc cả quần áo vóc điều.

9.Phạn hàm :

Xưa kia mỗi lần trong gia đình có người chết, thân nhân lấy 1 ít gạo nếp vo kỹ và 3 đồng tiền lau chùi cho sáng loáng, bỏ chúng trong 1 chiếc đĩa. Đối với gia đình giàu có thường dùng 3 đồng tiền vàng và 9 hột ngọc trai. Tang chủ đứng bên phải thi hài người chết, lấy chiếc đũa cài răng ra, bỏ gạo nếp và tiền vàng vào miệng người chết, bỏ 3 lần mỗi lần 1 đồng tiền và 3 hạt gạo nếp : lần đầu bỏ vào mép bên trái, lần hai bỏ vào mép bên phải và lần cuối bỏ vào chính giữa miệng.

Có tục bỏ tiền và gạo nếp vào miệng người chết vì người xưa nghĩ rằng người chết sang thế giới bên kia mà không bỏ gạo và tiền vào miệng thì hông có gì để ăn, tiêu.

Sau khi bỏ đũa cài miệng và bỏ gạo nếp và tiên vào miệng, tang chủ phải buộc hàm dưới với hàm trên cho hàm dưới không bị trễ xuống. Đến đây con cháu mới được khóc to.

Xưa còn có tục lệ đơm 1 bát cơm, trên để 1 quả trứng luộc bỏ vỏ, có cắm đôi đũa tre, phía cuối được vót cho sợi vót quăn lại thành hình bông hoa. Bát cơm cùng bài vị đặt trên đầu người chết. Khi đã nhập quan, bát cơm đó được đặt trên áo quan. Tục lệ này ngày nay vẫn giữ.


(PHẦN TIẾP THEO SẼ LÀ PHẦN CHUẨN BỊ TANG LỄ)
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 19-10-2012, 03:17 PM
photodecor photodecor đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 30
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

woa, quả thật là tỉ mỉ.
Mong bạn sớm post phần 2 để mọi người tham khảo nhé.
:Rose:
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:44 AM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.