UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin trong nước

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 02:54 PM
ptchien ptchien đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 24
Mặc định Chuyện của những người “sống chung” với rác!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cặm cụi với nghề (Ảnh: Đỗ Thông)Khi mọi người còn đang yên giấc, họ phải chuẩn bị cơm nước cho một ngày lao động mới. Công việc chính của họ - những người chuyên sống bằng nghề bươi rác - là gắn bó với rác cả ngày lẫn đêm. Cái nghề không ai muốn chọn và “những mảnh đời rác” cùng biết bao cay đắng đã đeo bám cuộc sống đầy buồn tủi của họ. Câu chuyện của hàng trăm người sống chung với rác là những buồn vui thường nhật...

Kỳ 1: Những mảnh đời rác!
TP.HCM có hàng trăm điểm trung chuyển rác, hàng ngày tiếp nhận hàng ngàn tấn rác, để chuyển về các khu xử lý rác thải ở rắn Gò Cát (huyện Bình Chánh), Tam Tân (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi)… Môi trường ở những nơi này thuộc diện báo động đỏ. Vậy mà, đây lại chính là nơi tạo "nguồn sống" cho không ít hộ dân chuyên nghề bươi rác, gom rác tìm phế liệu…
Trăm nẻo đường nghề…
Tại các bãi rác, các điểm trung chuyển rác ở đường Bình Long (quận Bình Tân) hay điểm ép rác trên đường Phạm Văn Xảo (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú), lúc nào cũng có hàng chục người, cặm cụi bươi từng bọc ni-lông, từng vỏ nhựa, từng mảnh sắt vụn,… Nhìn chung hễ cái gì kiếm được ít tiền là họ tranh nhau nhặt nhạnh. Họ luôn phải sống trong không khí ô nhiễm để đổi lấy vài chục ngàn mỗi ngày. “Cư dân” những bãi rác trung chuyển quy tụ hầu hết những người tứ xứ, thất học. Tài sản lớn nhất mà họ sở hữu là sức lao động và... sự nghèo khó.
Ông Đào Văn Chính, 54 tuổi, có thâm niên 20 năm sống trong nghề bươi rác. Từ năm 1979 , ông đã đến khắp các bãi rác ở TP.HCM để kiếm sống. Ông có 4 người con thì 2 người đã theo nghiệp cha. Số còn lại cũng không khá hơn với thân phận làm thuê làm mướn.
Cách đây vài năm ông kiếm sống ở bãi rác Đông Thạnh, khi bãi rác này di dời, ông dắt díu gia đình về các điểm trung chuyển của bãi rác Gò Cát tiếp tục hành nghề bươi rác. Theo ông, đã quen với cái nghề này rồi thì khó bỏ, vả lại, nếu nghỉ biết làm gì để sống!
Gia đình cô Tư Trí, ở tận huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), hành nghề bươi, gom rác ở TP từ hơn 3 năm nay. Cô Trí cùng hai người con ruột và một con dâu mưu sinh ở điểm trung chuyển rác trên đường Bình Long. Cô cho biết: “Do không có nhiều ruộng đất, không nghề nghiệp nên cả gia đình kéo về đây tìm kế sinh nhai. Lâu lâu mới về quê thăm nhà một lần”.

Cô Tư Trí đang kể với phóng viên Thanh niên Online về hoàn cảnh đưa gia đình cô gắn bó với nghề bươi, gom rác .Lúc đầu cả gia đình cô Trí cũng đi bươi rác đều khắp các điểm trung chuyển rác ở TP.HCM. Sau nhờ tiết kiệm và bán đi một phần đất ở dưới quê được 30 triệu, hai vợ chồng đánh liều, đấu thầu thu gom rác ở khu phố 3, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân và cuộc sống gia đình tạm ổn.
… Và những mối lương duyên
Người hạnh phúc nhất ở điểm trung chuyển rác trên đường Phạm Văn Xảo (phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú) có lẽ là chị Hoài, 24 tuổi, có 6 năm trong nghề bươi, gom rác. Lúc trước chồng chị là anh Phương làm nghề chạy xe ba gác. Sau khi 2 người quen và cưới nhau, anh cũng theo chị về “sống chung” với rác. Từ đó cả gia đình theo cái nghề “bần cùng” này cho đến nay.

Anh Trường Giang cùng vợ (bên phải) và em gái (Ảnh: Đỗ Thông)
Ở hầu hết các trạm trung chuyển rác cho bãi rác Gò Cát, Tam Tân có nhiều người còn trẻ. Họ quen nhau rồi cưới nhau, sinh con đẻ cái và tiếp tục công việc bươi rác kiếm sống. Như trường hợp anh Trường Giang (con trai cô Tư Trí) và chị Diễm, tuổi mới ngoài đôi mươi đã quen nhau ở điểm trung chuyển rác trên đường Bình Long. Anh chị cho biết vừa mới tổ chức lễ cưới ở quê (Trà Vinh). Chị Diễm - mới vào nghề bươi, gom rác khoảng hơn 1 năm - khi nói về kỷ niệm mới vào nghề chị không khỏi xúc động: “Mấy ngày đầu khi vào bươi, gom rác, cái mùi rác thối chịu không nổi. Về đến nhà ăm cơm là ói ra hết, tắm xà bông rồi mà cái mùi hôi thối cứ bám theo mãi!”.
Sản phẩm (có đánh ký hiệu) thu được của những người bươi, gom rác ở điểm trung chuyển trên đường Bình Long (Ảnh: Đỗ Thông)Quả thật, chẳng ai muốn ngày nào cũng đối mặt với bẩn thỉu và mùi hôi thối trên, nhưng vì cuộc sống, họ đã chọn bươi, gom rác để kiếm sống qua ngày. Và bãi rác đã nuôi sống không ít gia đình...
Đỗ Thông
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 18-10-2012, 02:54 PM
tandaiphat tandaiphat đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 26
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

kỳ 2: Kiếm ăn nơi “đất khách”!
Những người vào bươi, gom rác ở các bãi rác, các điểm trung chuyển rác ở TP.HCM đều là người nghèo, ở tứ xứ quy tụ về. Vì vậy, hàng ngày họ cố giành giật cơ hội để tìm kiếm từng miếng ăn. Họ làm tất cả cũng chỉ kiếm chút tiền lận lưng, gửi về quê cho gia đình và phòng khi đau ốm nơi đất khách…

Cuộc chiến với “sự sống”
Bà Nguyễn Thị Tú Anh, 42 tuổi đã có 20 năm bươi rác, bức xúc chuyện thầu thu gom rác cá thể. Bà cho biết, chỉ cách đây mấy ngày, đã có xảy ra cãi vã giữa những người bươi rác và thầu thu gom rác. Bà Tú Anh nói : “Bây giờ bươi rác không còn như xưa, mọi thứ hầu như đều có thầu. Cái nghề bần cùng này mà cũng sắp bị tiệt đường sống…”. Thực tế khi chúng tôi trở lại điểm trung chuyển rác đường Phạm Văn Xảo (đây là điểm trung chuyển rác lớn nhất trong hàng chục điểm của quận Tân Phú), cũng vừa lúc một chiếc xe ben đến đây lấy rác. Hàng chục người vừa thấy rác là xông vào. Ai đến trước, được đứng gần đống rác và coi như đã “xí” phần, không ai được nhảy vào giành. Tuy nhiên, đôi lúc cũng có chuyện tranh giành nhau khi đông người chen lấn để bươi rác. Thế là xảy ra cãi vã, văng tục…

Anh Sang (người nâng xe ba gác) đang hành nghề (Ảnh: Đỗ Thông)
Anh Nguyễn Văn Sang (hơn 10 năm bươi rác khắp các bãi rác ở TP.HCM), nói như phân bua: “Nghề nào cũng vậy phải giành giật lắm mới có đường sống”. Theo anh Sang, điều đáng lo hơn cả chính là bệnh tật và tai nạn lao động.
Rõ ràng, môi trường vệ sinh ở các bãi rác ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những người chuyên sống bằng nghề bươi rác. Cạnh đó, tai nạn lao động thì xảy ra thường xuyên. Anh Sang, cho biết thêm: “ Nước thải trong rác thật độc hại, nó hòa vào mồ hôi thì tắm sạch cách mấy cũng bốc mùi, còn lỡ để nước thải này văng vào mắt thì hậu quả không thể lường trước được.…”.

Ô nhiễm nước rác thải cùng với nước mưa không có lối thoát ở điểm ép rác Phạm Văn Xảo (Ảnh: Đỗ Thông)
Chị Nguyễn Thị Nga chen vào và kể: “Nếu ai có hành nghề bươi rác ở những điểm ép rác thuộc Quận Tân Phú, cách nay hơn một năm, chắc sẽ không quên được hoàn cảnh thương tâm của chị Lê Thị Én (ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Mới lao động hơn 1 tháng, chỉ do sơ ý để nước rác bắn vào mắt. Sau đó mắt sưng đỏ tấy hơn một tuần, nhưng không đi khám. Đến khi khám thì đã trễ, đành phải bỏ đi con mắt hư…”.
Chị Nga nói thật như đùa, đã hành nghề bươi rác thì không ai lại không một lần bước chân đến bệnh viện vì các vết thương gây nhiễm trùng trong lúc lao động . Và ai đó sợ gặp tai nạn lao động, không muốn cực nhọc ở các bãi rác thì coi như... đói!
“Hãi hùng” bữa cơm trưa!
Có lẽ ấn tượng nhất đối với mọi người là bữa cơm trưa ngay tại bãi rác. Gần 12 giờ trưa, trời như đổ lửa, những người lao động ở đây vội nghỉ ngơi cơm nước. Họ ăn uống đơn giản và thiếu thốn, miễn sao là no cái bụng để tiếp tục làm việc cả ngày .
Chúng tôi vào một túp lều được dựng xơ xài bằng vài tấm bạt nilông, là chỗ trú chân của những người bươi rác (tại bãi rác Phạm Văn Xảo, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú). Trong môi trường vệ sinh kém nhìn một người phụ nữ thỏai mái vừa ăn, vừa luôn tay đuổi ruồi bám vào thức ăn, chúng tôi lắc đầu chào thua . Bữa cơm diễn ra rất nhanh, ai cũng ăn vội để tiếp tục công việc bươi, gom rác. Họ gần như không sợ ô nhiễm và bệnh tật. Cái mùi hôi, tanh của rác dường như đã thấm vào máu thịt của họ. Vì vậy, chuyện ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn là chuyện thường ngày.

Ăn cơm ngay cạnh bãi rác (Ảnh: Đỗ Thông)
Anh Nguyễn Văn Sang, tâm sự: "Những người bươi, gom rác làm việc ngoài nắng, mưa trong môi trường đầy ô nhiễm nhưng họ đã gần như quen dần với điều kiện sống tệ hại này." Tất cả những người lao động ở đây đều đen nhẽm và gầy gò, đó là hậu quả của những ngày lao động đầy mệt nhọc và cả sự ô nhiễm lây lan".
Ở những bãi rác, điểm trung chuyển rác, còn đó nhiều mảnh đời phải đổ mồ hôi, nước mắt và cả bệnh tật để đổi lấy sự sống. Họ vẫn quanh quẩn với đói nghèo và bệnh tật. Kết thúc một ngày làm việc, họ lại lầm lũi trở về với những dãy nhà trọ ở tạm qua đêm. Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi, trong số này có cả trẻ em luôn phải đối mặt với sự thất học và nghèo khổ.
Đỗ Thông
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 18-10-2012, 02:54 PM
minhduongf minhduongf đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 23
Mặc định

Kỳ 3: Trẻ em bươi rác với khát vọng đến trường
Ở các bãi rác, các điểm trung chuyển rác có nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường nhưng phải vất vả mưu sinh để kiếm sống. Cái chữ tưởng như bình thường lại là khát vọng của trẻ em nơi này…

Mơ về một ngày tươi sáng
Phần lớn trẻ em đang lao động tại các bãi rác, điểm trung chuyển rác ở TP.HCM có độ tuổi từ 8-13, chưa đi học hoặc bỏ học giữa chừng.
Em Trần Văn Út Mười, mới 12 tuổi nhưng đã có 5 năm hành nghề bươi rác. Cuộc sống nghèo khổ buộc em phải vào đời sớm. Chúng tôi gặp Mười ở điểm trung chuyển rác đường Bình Long (quận Bình Tân), rất tình cờ vì em là người nhỏ nhất, gần như lọt thỏm giữa đám đông toàn những người cao lớn.
Mười kể, nhà em nghèo lắm, cha mẹ lại đau bệnh nên em phải vào bãi rác phụ gia đình kiếm tiền. Lên 7 tuổi, khi bạn bè cùng lứa tung tăng cắp sách đến trường, thì Mười đã phải rời quê lên Sài Gòn, bắt đầu cuộc sống bươi rác.
Mười ngậm ngùi: “Nhà em ở tận Cà Mau, từ nhỏ đến giờ thấy bạn bè đi học cũng ham lắm nhưng nhà nghèo đành phải chịu”. Gia đình Mười có đến 5 anh chị em, nhưng không ai được đi học cả, rồi lớn lên đi làm thuê, làm mướn kiếm sống. Hiện nay, Mười cùng 2 anh chị theo mẹ đi bươi rác ở các trạm trung chuyển rác thuộc quận Tân Phú và quận Bình Tân.

Mười và Cường đi cùng với mẹ của Cường hành nghề tại điểm ép rác đường Phạm Văn Xảo
(Q.Tân Phú) - Ảnh: Đỗ Thông
Nói về ước mơ, em cũng mong muốn được đi học như bạn bè và mai sau làm nghề nào khác có tương lai hơn.
Em Nguyễn Ngọc Tân, 12 tuổi, quê ở Bến Tre, dù ham học nhưng nghèo quá đành phải nghỉ học để kiếm sống. Và Tân lúc nào cũng ước mơ một ngày nào đó em có cơ hội để đi học lại.
Cùng cảnh ngộ và cũng một mơ ước trên, Lê Văn Cường, 12 tuổi, rất buồn vì phải nghỉ học sớm và đối diện với bao cực nhọc của cuộc mưu sinh.
Cám cảnh nhất có lẽ là trường hợp của em Thạch Sơn (quê huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Cách đây 3 năm, khi Sơn đang học lớp 7, một mất mát không thể tính được đã ập đến tuổi thơ của em. Cha mẹ Sơn mất trong một tai nạn giao thông, từ đó Sơn phải tự nuôi thân và chăm lo 2 em còn nhỏ. Để có tiền nuôi thân cũng như phụ giúp ông bà ngoại nuôi các em, Sơn đã theo các thanh niên trong xóm lên TP.HCM làm phụ hồ. Sức nhỏ, chịu không nổi, Sơn chuyển qua bán vé số. Không may, một lần nữa tai hoạ lại đến với em: Trong một lần mời phải những tên cướp cạn, Sơn mất sạch hơn 300 ngàn đồng. Không tiền, Sơn tìm đến với nghề bươi rác.
Sau hơn 6 tháng theo nghề, ngoài việc trả được gần 300 đồng tiền nợ đại lý vé số, em còn tiết kiệm được hơn 3,5 triệu đồng. Sơn cho biết: “Rằm này em sẽ về quê thăm ngoại và các em, có thể sẽ ở dưới quê làm vườn, làm ruộng luôn để tiện bề chăm lo việc ăn học cho các em”. Sơn cho biết thêm: “Bằng mọi giá con sẽ lo cho 2 đứa em ăn học đến nơi đến chốn. Con sẽ nói cho mấy đứa em con biết không được đi học sẽ buồn và thiệt thòi như thế nào…”.

Những căn nhà trọ tồi tàn được những người bươi rác thuê làm nơi tá túc - Ảnh: Đỗ Thông
Có thể dễ dàng nhận thấy, do vào đời khá sớm nên các em ở đây trông già dặn trước tuổi, nhưng cái hồn nhiên của trẻ thơ vẫn còn trong đôi mắt của các em. Chúng tôi không thể nào quên việc các em vây quanh xin được chụp ảnh. Hỏi ra mới biết từ nhỏ đến giờ hầu hết các em không có tiền để chụp hình. Thế rồi, dù áo quần dơ bẩn, rách bươm khi phải làm quần quật và tiếp xúc suốt ngày với rác, nhưng các em cũng làm kiểu, cũng cười rất tươi và hồn nhiên như bao đứa trẻ khác.
Đến trường học - chuyện tưởng như bình thường ở lứa tuổi thiếu niên, nhưng với trẻ em ở những bãi rác, đó là niềm mơ ước lớn mà chưa biết có khi nào đạt được...
***
Rời những bãi rác, các điểm trung chuyển rác, trong cái nắng chiều gay gắt, bỏ lại phía sau những căn lều tạm bợ, những đứa trẻ nghèo khổ, thất học, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi và tự hỏi: Tương lai của các em - Út Mười, Cường, Tân và hàng chục em khác - rồi sẽ về đâu? Có lẽ, đây cũng là bài toán khó đối với những người có trách nhiệm và với cả xã hội.
Đỗ Thông
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:25 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.