![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() “Nắng này như là nắng cuối thu, nóng gai người!” – câu nói vu vơ nhưng khiến mình chợt tỉnh ra để trải lòng cùng nắng. Mưa - lạnh - rồi lại nắng - Hà Nội sao cứ thế, mãi cố chấp giữ cái tính trẻ con thất thường không ai đoán trước… ![]() Tối! Quần ngố áo phông lang thang trên những con phố quen thuộc… Vẫn thấy Hà Nội đẹp lắm, không phải Hà Nội lộng lẫy kiêu sa, mà là một Hà Nội trầm mặc, sâu lắng. Đã hơn 19 năm rồi, tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. 19 năm - một khoảng thời gian quá đủ để nói rằng: “Tôi yêu Hà Nội! Tôi tự hào là người Hà Nội!”… Người Hà Nội, có ai là không nhớ về đất mẹ mỗi lần đi xa… “Nơi tôi sinh Hà Nội Ngày tôi sinh Một ngày bỏng cháy… Ngõ nhỏ Phố nhỏ Nhà tôi ở đó Đêm nằm nghe trong gió… …tiếng sông Hồng… thở than…” Đã bao lần ngồi Lâm ngắm tranh Phái… Ly café đặc quánh, mỗi lần ra Lâm là xác định đêm đó thức trắng… Đổi lại là cảm giác lắng và rất đỗi đời thường. Có gì đâu, một nâu đá là có thể ngồi cùng bạn bè nhâm nhi chuyện phiếm, thư thả ngắm tranh cả buổi tối. …Vẫn nhớ cảm giác khi được ngoại cho xem bức tranh Phái đầu tiên. Đứa bé 7 tuổi ngây ngô nói với ông: “Hà Nội đẹp ngoại nhỉ?” – Ngoại cười hiền… Lớn thêm một chút thì lại không còn dịp nào để cùng ngoại ngắm tranh Phái nữa rồi… Từ ngày ấy, Hà Nội hiện lên trong tâm tưởng lúc nào cũng thật dịu dàng và bình dị như trong tranh Phái vậy… Nhưng đó là Hà Nội ngày xưa… Có ai phủ nhận đâu, rằng Hà Nội bây giờ khác xưa nhiều lắm! Vẫn còn đó những hàng cây góc phố, mái ngói cổ phủ đầy rêu, vẫn cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ… nhưng không còn dễ nhận ra nữa. Đã đôi lần vác máy ảnh một mình dạo quanh băm sáu phố phường, và đã đôi lần thấy được Hà Nội trong tâm tưởng trong nhiều khoảnh khắc. Đã bao giờ bạn thử đi dọc những con phố cổ, hay đơn giản chỉ là Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Đào và ngước mắt nhìn lên phía trên? Có ai biết không, rằng chỉ có một dịp Hà Nội mới có “cơ hội” hiện lên một cách nguyên vẹn nhất! Đó là vào dịp cuối năm – 31 và mùng 1 Tết! Ra đường chỉ có “người Hà Nội” mà thôi – cảm giác thân ái lắm và dịu dàng lắm. Những lúc như vậy, đi trên phố thấy nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng. Có người Hà Nội nào mà không biết, rằng Hà Nội có bốn mùa riêng biệt. Thật tiếc cho ai chưa từng ngắm bức tranh tứ bình ấy của thiên nhiên ban tặng cho xứ Bắc Kì ![]() … Mùa xuân đến mang theo làn mưa bụi giăng giăng nơi bờ vai… mưa mùa xuân đấy, mưa mộng mơ, mưa nỗi nhớ, mưa giăng kín khắp ngả, mưa để dùng dằng những bước chân, không thể chia tay về mỗi nguời một ngả đường đèn lấp loá trong mưa... … Mùa hè, mùa của những chùm phượng đỏ, cũng những bằng lăng tím, mùa của những tiếng ve đu cành sấu, náu cành me… Buổi trưa nồng trở nên mát dịu theo tiếng ve đang đưa đẩy nhịp nôi cánh võng và hơi gió từ chiếc quạt nan của bà… "… Những cơn mưa ngâu tạnh đã lâu. Nắng không còn gắt. Đêm về lạnh se se, nhất là nửa đêm về sáng. Sớm mai, ra đường, lá rụng nhiều hơn, bên những chiếc đốm vàng có những cái vàng xuộm. Hình như hơi may đang thì thầm. Mùa thu Hà Nội có một chút gì rất đặc trưng, để ai nao nao nhạc Trịnh… Lại chả quên được quà thu, cốm Vòng theo mùa tràn vào phố, trong lá sen thơm tho. Người bán mặc áo tứ thân, đội nón trắng, quẩy đôi thúng bằng đòn gánh cong một đầu chỉ hàng cốm mới có." À! Mùa thu còn cả hoa sữa nữa chứ… thứ hoa chỉ riêng Hà Nội mới có. "Hoa xông hương cho những đêm thu Hà Nội. Người vô tình nhất khi đi qua những rặng sữa mùa thu cũng phải nhận ra hương thơm đặc biệt ấy..." ![]() … Mùa đông – mùa Hà Nội đang rục rịch chuẩn bị đón chào. Mùa mà cả tháng nay, người dân Hà Nội vẫn hoài mong, trách móc sao đông về muộn. Vậy mà đông nào có hay! Năm nay đông lại rét đấy, cứ khi nào đông muộn là y như rằng… Vẫn nhớ những ngày thời còn cắp sách, ngồi cười đùa sát bên nhau trong một chiều đông đặc trưng xứ Bắc kì, buốt thấu xương, nụ cười không tròn trịa mà như mếu vì nẻ… Rồi nhớ cả những chiều đông lang thang, vô định, không chờ đợi một điều gì, chỉ đơn giản là tìm cho mình một cảm giác bình an riêng… “Mùa đông năm ấy Tiêng dương cầm trong căn nhà đổ Tan lễ chiều Sao còn vọng tiếng chuông ngân…” |
#2
|
|||
|
|||
![]() Hà Nội Trong bài pót của anh thật đẹp ! em cũng gần Hà Nội và ra Hà Nội rất nhiều lần nhưng em ko để ý đc những nét đẹp của Hà Nội Giống như anh cảm nhận! Em nghĩ anh là 1 người con của Hà Nội nhưng sao trong hồ sơ cũa anh lại là ở Sài Gòn nhỉ ! Sài Gòn chẵng có gì > nắng + nóng+ ồn ào = ?< thế đấy! và em công nhận anh là 1 người con trai giầu tình cảm ! em muốn làm quen với anh ! pé Ngốc |
#3
|
|||
|
|||
![]() Mình tiếc thật, vì đã nghe và đã nhìn thật nhiều về Hà Nội .... thế mà vẫn chưa một lần được đặt chân đến. Cám ơn "huy thanh" đã cho mình có thêm chút cảm giác về nơi ấy.
|
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|