UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - kiến thức về mai táng - tang lễ > Tư vấn - Hỏi - Đáp làm đám tang.

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-10-2012, 03:20 PM
binhan binhan đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 33
Mặc định Vì sao có tục "Mũ đai gai chuối và chống gậy"?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày nay đã lỗi thời, nhiều nơi đã bãi bỏ, còn tục chống gậy chỉ áp dụng đối với con trai tang cha (gậy tre) tang mẹ (gậy vông),vẫn còn ở nhiều địa phương.
Nguyên do: Đời xưa, đường đi lại còn hẹp, có khi còn phải leo núi cao, người mất dược chôn cất ở nơi xa khu dân cư, trong rừng núi, có nơi chôn ở triền núi đá có nhiều hang động. Đã có trường hợp, người con vì quá thương xót cha mẹ, khóc lóc thảm thiết, đến nỗi không kể gì đến sinh mạng của mình, đập đầu vào vách đá, khi leo núi đi về vì thương cảm quá mất cả thăng bằng ngã lăn xuống vực. Để tráng tình trạng trùng tang thảm hại đó, người ta mới đặt ra lệ phải quấn quanh đầu những vật liệu mềm, xốp để nếu va vấp đỡ gây tổn thương và đặt ra lệ phải chống gậy để đi đứng an toàn hơn. Vật liệu dễ kiếm nhất, giàu nghèo ai cũng có thể tự liệu được và ở đâu cũng có thể kiếm được để làm chất đệm, đó là rơm, lá chuối, dây gai, dây đay. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của một số người, dần dần trở thành phong tục phổ biến.
Vì ngày thường đi lao động ở đồng ruộng, núi rừng hoặc đi đứng đều mặc quần áo gọn bó vào người, đến khi có tang tế phải mặc áo dài rộng, dễ vướng gai góc nên phải có dây đai, tục đó cũng xuất xứ từ việc tránh nạn trùng tang.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 19-10-2012, 03:20 PM
ptchien ptchien đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 24
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo mình biết (mà hỏng biết đúng hôn, các bạn góp ý nhé) tục lệ "đầu đội vai mang" (đầu đội mũ làm bằng cọng rơm, vai mang 1 cây bằng tre) có ý nghĩa là người con trai khi cha mất thì phải lãnh trách nhiệm của cha để lại, phải là trụ cột để gồng gánh, lo cho gia đình.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 19-10-2012, 03:20 PM
benco_group benco_group đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 21
Mặc định

Khi sắm gậy, cần nhớ: "Cha tre, Mẹ vông".
Tức là trong tang cha thì dùng gậy bằng tre, cây tre có đốt và người cha sinh ra con thông qua người mẹ. Còn trong tang mẹ dùng gậy vông bởi cây vông rột trong thông nhau, hàm ý con với mẹ liền khúc ruột. Điều đó cũng như câu:
Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Công có thể "đền" cũng như dù cao mấy, chiều cao núi cũng đo được nên khi Cha mất con đi sau quan tài ("cha đưa"), còn "Nghĩa" bao giờ trả cho xong cũng như nước nguồn không bao giờ cạn vậy khi mẹ mất đi lùi trước quan tài ("mẹ đón").
Các Cụ ta xưa quả thâm thúy, tiệc bây giờ hiểu chưa rõ ngọn nguồn nên cho là "mê tín" hay làm sai!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:27 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.