UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - kiến thức về mai táng - tang lễ > Tư vấn - Hỏi - Đáp làm đám tang.

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-10-2012, 03:15 PM
tamexim tamexim đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 24
Mặc định Dịch vụ "ăn theo" người chết

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hầu hết những tang gia đều không muốn nhắc lại chuyện đã qua. Từ lúc người thân hấp hối cho đến lúc nằm yên dưới lòng đất lạnh, không ít gia đình đã bị các chủ trại hòm lừa đảo, ép giá trên trời.
Một đêm trung tuần tháng 9, tại quận Bình Thạnh, vài tiếng đồng hồ trước khi tang chủ làm lễ tẩn liệm người thân, D. “Mô Tô” dắt theo 3 thanh niên mặt mày hung tợn đến đe dọa, ép buộc gia đình người chết mua hòm.
Theo lời chị B., một người dân địa phương, vụ gây rối xảy ra khi chị ruột của người quá cố từ chối không mua hòm vì giá quá cao so với các trại hòm khác. D. “Mô Tô” liền đập bàn rầm rầm và lớn tiếng đe dọa.

Qua điều tra, D. “Mô Tô” là một trong các chủ trại hòm thường ép buộc, gây khó khăn cho nhiều tang gia tại các bệnh viện ở quận Bình Thạnh. Không ít lần D. “Mô Tô” tự xưng với gia đình người quá cố là người của cơ quan điều tra để lo các thủ tục tại bệnh viện và kiêm luôn… bán hòm với giá cao hơn gấp hai, gấp ba lần bình thường.
Chuyện ép buộc bán hòm của chủ trại hòm như D. “Mô Tô” diễn ra hàng ngày ở bệnh viện và thường xảy ra ở các trường hợp nạn nhân tử vong do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông. Để giữ nguyên thi hài người thân và tránh các thủ tục phiền toái về sau, không ít gia chủ phải cắn răng chấp nhận giá… trên trời do chủ trại hòm đưa ra. Chuyện xảy ra với anh V.H., một chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng hải sản ở quận Bình Thạnh là một điển hình.
Anh T., một công nhân của xí nghiệp bị điện giật, được đưa vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu trong tình trạng chết lâm sàng. Trong lúc các bác sĩ đang tập trung cấp cứu cho người bị nạn, thì U. “Cháy”, chủ một trại hòm đến gặp anh V.H. và nói: “Tình hình nguy cấp lắm, chắc không qua khỏi. Ông khéo lo thủ tục, làm chậm “mấy ổng” mổ xác đó”. Khi anh T. tử vong, gia đình anh T. ở Đồng Tháp yêu cầu được đưa người nhà về quê chôn cất. U. “Cháy” vừa thuyết phục vừa ép anh V.H. phải để y đứng ra lo mọi thủ tục. Với giá trọn gói 64 triệu đồng và anh V.H. phải thanh toán ngay tại bệnh viện. Sau này, qua một vài người quen, anh V.H. mới biết rằng trường hợp anh T. không cần phải “mổ xẻ khám nghiệm” và toàn bộ dịch vụ trên chỉ tốn khoảng 20 triệu đồng.
Các dịch vụ “ăn theo” người chết hiện nay có mặt tại hầu hết các bệnh viện, các trung tâm y tế ở TP HCM. Những kẻ tổ chức dịch vụ này hoạt động rất chặt chẽ và có sự liên kết mật thiết với bộ phận cấp cứu, nhà xác, cơ quan khám nghiệm tử thi.
Nhiều chủ trại hòm còn có mối quan hệ với cả cơ quan xử lý TNGT tại một số quận. Bởi thế, ngay khi có sự cố là họ được điện thoại thông báo ngay. Không ít bệnh viện biết rõ tình trạng này và thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng không tác dụng.
Không biết nghe lời ai mà mẹ của một anh bạn lại sợ lúc chết bị hỏa táng. Khi bà hấp hối, cả nhà chạy nháo nhào tìm đất. M.T., một chủ trại hòm ở quận 4 nhiệt tình đưa đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Luồn lách, quẩn quanh qua hàng trăm dãy mộ, M.T. dừng lại trước một khu đất và nói: “Đất của tư nhân ở khu vực này gần hết rồi. Họ bán 4 triệu đồng một huyệt mả (phần mộ). Giá cũng được. Mấy ông tính toán kỹ rồi làm hợp đồng với chủ đất!”.
Nhìn đống đất đá ngổn ngang, gia chủ ái ngại: “Chỗ này giống mới lấy cốt quá!”. Tay chủ trại hòm trả lời tỉnh rụi: “Vậy mới có giá đó!”. Chúng tôi lắc đầu quày quả đi ra. Trên đường đi, chỉ tay vào dãy nhà mồ có cổng sắt kiên cố, M.T. tiếp tục giới thiệu: “Hay mấy ông mua đất họ đạo. Đất luôn kim tĩnh (phần bê tông xây bên dưới) khoảng 10 triệu đồng, tiền xây mộ và làm cổng tùy loại. Đá rửa khoảng 8 triệu, đá mài mắc hơn một chút, tiền cổng chưa tính!”.
Vốn là nhà thầu xây dựng, gia chủ bắt đầu tính toán: “Giá đất tạm chấp nhận, nhưng xây mắc quá. Tụi tôi tự xây được không?”. M.T. nói luôn: “Đất của chủ nào, chủ đó xây. Mình tự xây dựng cũng được, nhưng phiền phức lắm. Trước nay, có mấy “đám” tự xây. Họ xây ban ngày, ban đêm bị phá”.


Khi thấy khách hàng phân vân: “Nghe nói đất ở đây chuẩn bị quy hoạch!”. Tỏ vẻ hiểu biết, M.T. chỉ tay lên trời: “Chừng nào quy hoạch thì bốc mộ. Ai cũng vậy chứ đâu phải riêng mình. Hợp đồng ghi rõ khoản này, mấy ông đừng có lo”.
Thật sự bao giờ quy hoạch thì cũng chả ai biết, thậm chí anh Huỳnh Văn Hoàng, Trưởng Ban Quản trang nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng vậy. Anh Hoàng nói: “Đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa do chúng tôi quản lý có diện tích 38 ha với hàng ngàn phần mộ. Hiện nay, nghĩa trang vẫn còn đất. Giá 1 triệu đồng/huyệt mả, người nhà muốn xây thế nào cũng được, nhưng ít người đến mua lắm. Lý do duy nhất là sợ quy hoạch”.
Rời nghĩa trang Bình Hưng Hòa trong tâm trạng rối bời. Nhìn vẻ mặt thiểu não của khách, M.T. tiếp tục “tiếp thị”: “Muốn lâu dài mấy ông nên mua đất chùa. Giá mắc một chút”. Như người chết đuối vớ được phao, gia chủ khẩn khoản yêu cầu M.T. đi ngay. M.T. móc điện thoại gọi cho ai đó, rồi nói như ra lệnh: “Rồi! Thằng L. còn mấy miếng. Mấy ông đi liền đi”.
Trời nắng chang chang như đổ lửa, tại một quán cà phê gần chợ Hóc Môn, vừa gặp mặt, L. nói luôn: “Đất ở chùa có “chủ quyền” đàng hoàng, chôn cất ở đó là “muôn đời” luôn”. Nghĩa trang cách chùa không xa. Hàng trăm ngôi mộ được xây dựng với nhiều kiểu dáng khác nhau. Chỉ bãi cỏ trống gần sát tường rào, L. nói: “Khu này ngay “mặt tiền” giá 40 triệu, còn sát tường thì 35 triệu đồng”. Chọn một huyệt mộ với giá 32 triệu đồng và xây theo kiểu nhà mồ bằng đá hoa cương. L. chỉ tay về dãy mộ và nói: “Mộ đó mới xây hơn 60 triệu đồng đó”. Thấy khách nhăn mặt chê giá quá cao, L. nói: “Không cao đâu. Đá hoa cương bữa nay 1,3 triệu đồng/m2, rồi còn công cán, thợ thầy”.
Hơn 1 tháng sau trong một lần viếng mộ, gặp sư trụ trì mới biết đất ở nghĩa trang này đã hết từ mấy năm nay. Đất mà khách mua là của những gia đình có thân nhân đi nước ngoài hay đã chôn cất ở dưới quê nhượng lại. Giá xây mộ do hai bên tự thương lượng, nhà chùa không chủ trương nhận tiền cúng dường từ xây mộ hay bán đất. Và, cũng mãi sau này mới biết tại ấp 1, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh có Nghĩa trang Nhân dân Đa Phước, là nơi thành phố quy hoạch để chôn cất.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban quản trang cho biết: “Nghĩa trang bắt đầu hoạt động giai đoạn 1 từ tháng 4/2004 gồm hơn 4.000 mộ huyệt. Giá 1 huyệt mộ xây thường là 9,3 triệu đồng và nếu xây kiểu nhà mồ là 25 triệu đồng. Tiền xây mộ từ 4,6 triệu đến 57 triệu đồng tùy loại vật liệu, tùy khu vực. Nghĩa trang Đa Phước không chủ trương bán huyệt mộ trước, lúc nào tang gia đến thì chọn khu vực, chọn kiểu xây”.
Theo sư trụ trì một thiền viện ở huyện Hóc Môn, trong lúc tang gia bối rối, gia chủ cần hết sức bình tĩnh để không bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt. Nếu có điều kiện thì địa táng, nhưng cần liên hệ sư trụ trì hay người có trách nhiệm. Hiện nay, hỏa táng được xem là giải pháp hữu hiệu nhất vì vừa khoa học, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Chùa nào có xây dựng bảo tháp đều tiếp nhận lưu giữ hũ cốt. Ngày nào cũng có người đến viếng, dâng hương cũng như ngày nào nhà chùa cũng tổ chức đọc kinh cho người đã khuất.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:41 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.