UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thư giãn - Tâm sự > Thế giới quanh ta

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 23-10-2012, 01:17 PM
truong3an truong3an đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 19
Mặc định Đau đáu bánh đa Sủi - Hà Nội

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đau đáu bánh đa Sủi - Hà Nội


Mỗi buổi tan chợ. Bọn trẻ thường đứng ở đầu ngõ ngong ngóng bà, mẹ đi chợ về. Rồi chiếc bánh đa hình ông trăng thơm phức, giòn tan lại được chia năm xẻ bảy cho từng đứa. Hình ảnh rất Việt ấy đã và đang bị quên dần. Sủi–một làng ngoại thành Hà Nội (thuộc xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm) nổi tiếng với nghề tráng bánh đa vài trăm năm nay, hiện đang đau đáu nỗi lo thất truyền.

Món quà quê bị lãng quên

Không phải đã xa, khoảng dăm năm trước đây, tráng bánh đa vẫn là nghề nuôi sống người dân làng Sủi. Chị Nguyễn Thị Nơ tự hào khoe “cơ đồ” mà anh chị đã gây dựng từ nghề gia truyền này: “Nhờ có nghề tráng bánh, chúng tôi đã xây cất được ngôi nhà 3 tầng gần mười năm nay. Hai cháu lớn đến lớp cũng bằng chúng bằng bạn. Nhưng sau này, vợ chồng tôi không muốn hướng các cháu theo cái nghề vất vả này làm gì. Cánh trẻ trong làng giờ thoát ly lên thành phố hết cả”.

Quả thực, số lò tráng bánh đa ở làng Sủi còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bây giờ đời sống được nâng cao, hoa quả bánh kẹo vừa nhiều vừa rẻ, cho quà bánh đa bọn trẻ không thích lắm. Ông Nguyễn Quang Khẩn, 70 tuổi–người tráng bánh đa đời thứ 5 trong một gia đình tâm sự như vậy. Theo chị Nơ cho biết, do lượng tiêu thụ ngày càng ít nên nhu cầu khách hàng cần tới đâu gia đình sẽ tráng tới đó. Có vẻ ngậm ngùi khi nói rằng dân làng Sủi bỏ nghề, tuy nhiên, chị Nơ nhấn giọng đầy tự tin: “Còn đến đâu làm đến đó. Có thị trường tiêu thụ nghề lại phát triển ngay thôi”. Riêng gia đình chị Nơ, nếu thời “hưng thịnh” tráng tới 40kg gạo/ngày thì nay chỉ làm được tối đa 20kg/ngày (trong đó một tuần tráng từ 3-4 ngày). Anh Nghĩa (chồng chị Nơ) nói: “Thu nhập trước đây của gia đình khá cao, trung bình từ 3-4 triệu đồng/tháng, hiện cố gắng lắm mới được từ 1,5-2 triệu đồng/tháng, mà phải đến tận nơi giao hàng cho người ta ấy chứ”.

Được biết, bánh đa làng Sủi giờ trở thành thứ đồ nhậu khoái khẩu trong nhiều quán bia hơi. Đúng là một sự chuyển đổi nhạy bén và thời thượng! Hàng ngày, anh Nghĩa chở bằng xe máy những chồng bánh đa được nướng sẵn, cho vào túi nylon buộc cẩn thận đưa tới từng quán hàng. Giá giao mỗi chục bánh từ 9.000-10.000 đồng.

Còn người hay quẩy gánh bánh đa vào các chợ buổi chợ phiên, hay ngày rằm mồng một, lễ tết là bà Vinh. Khách hàng quen gọi bà với cái tên thân thiện là bà Vinh làng Sủi. Dù con cháu chẳng ai nối nghề, song bà Vinh vẫn một tuần hai bận tráng bánh, như cái nghiệp đã đeo đuổi bà hơn 50 năm nay. Hỏi về nghề tráng bánh đa, bà Vinh thủng thẳng: “Nhà tôi tráng bánh đa chỉ bằng nước lã và gạo, có gì đâu mà nói. Giờ người ăn bánh đa ít lắm, gọi là để nhấm nháp chút quà quê mùa chứ ai ăn lấy no nữa”. Anh Khải (con trai bà Vinh) khá hào hứng khi nói về sản phẩm bánh đa của gia đình mình: “Cứ đến hội đền Ghềnh hàng năm, người ta thường tìm mua bánh đa của mẹ tôi. Mỗi năm hội có một lần nhưng người mua vẫn nhớ cái vị rất riêng của bánh đa bà Vinh. Người mười chiếc, người hai mươi chiếc, có người ở xa mua cả bốn mươi chiếc để làm quà. Ngày rằm, mồng một có lúc mẹ tôi mệt không ra chợ được, khách tìm vào tận nhà để mua bánh”. Nói một hồi, anh Khải chợt thở dài: “Nghề tráng bánh đa đã từng nuôi sống gia đình tôi, nhưng bây giờ mẹ tôi làm gọi là để có tiền trầu, thuốc. Và lại cũng đã quen nghề nên bà khó lòng bỏ được”.

Chưa mất bánh đa làng Sủi
Nói rằng làng Sủi mất nghề bánh đa, đám thanh niên cảm thấy “nhẹ như lông hồng”, nhưng lớp già không khỏi lo lắng. Ông Khẩn nói: “Thời xưa, con cái trong gia đình gả vợ gả chồng, người ta thường kén con nhà nghề. Điều đó đã trở thành nếp nghĩ, qua đó thấy được nghề đã có từ lâu đời rồi. Quà bánh đa đã ăn sâu vào tiềm thức thời thơ ấu của tôi cũng như các con tôi. Nhưng giờ các cháu tôi lại không ăn bánh đa, đó cũng là lẽ thường. Làm sao trách chúng được”. Theo ông Khẩn thì nghề tráng bánh đa ở làng Sủi có ít nhất cũng phải 300 năm nay. Tuy là nam giới, song ông Khẩn là người có tiếng trong làng Sủi với tay nghề tráng bánh rất cao. Người vợ đảm đang của ông đã khuất núi nhưng hiện tại ông vẫn tráng bánh từ 3-4 buổi/tuần. Gọi là để vui tuổi già chứ ai nói có của ăn của để từ nghề tráng bánh đa nữa.

Cứ theo đà này, chẳng biết được nghề bánh đa làng Sủi sẽ đi về đâu. Chỉ biết thế hệ ông Khẩn, bà Vinh, bà Thiêm… vẫn chung thủy với nghề lắm. Ông Khẩn say sưa nói về kinh nghiệm tráng bánh đa: “Làm nghề này phải rất nhớ thời tiết. Người lâu năm trong nghề có thể trông trời trông đất để đoán mưa, nắng. Sợ nhất là gió Đông, bánh rất dễ nứt. Trời mưa vài ngày việc phơi bánh cũng gặp nhiều khó khăn”. Chị Nơ ngồi bên lò bánh, tay thoăn thoắt đổ bột vào khuôn, rồi khoảng một phút sau lấy bánh đưa lên phên. Những động tác của chị thật hoàn hảo. Chị cho biết: “Nghề này không có bí quyết gì đặc biệt cả, chỉ là kinh nghiệm nhiều năm tích lũy để sau đó cải tiến bánh ngày một ngon hơn. Loại gạo gia đình tôi đang dùng tráng bánh là V10 hạt tròn nhập từ Bắc Ninh. Để bánh được giòn, ngoài kinh nghiệm nhà nghề thì nhất thiết lúc tráng bánh phải sôi bồng lên mới được lấy ra. Như vậy đảm bảo khi phơi khô thời gian bảo quản bánh sẽ được lâu hơn”. Ông Khẩn có kể chuyện, hôm trước ông nghe trên đài truyền thanh đọc bài báo về chiếc gáo dừa, tác giả viết bọn trẻ thời nay chỉ hình dung được chiếc gáo dừa qua trang sách, chứ thực tế không biết nó thế nào. Mà đó là một vật dụng gần gũi với nông thôn Việt Nam. Ông sợ rằng bánh đa làng Sủi một ngày kia sẽ rơi vào tình trạng đó. Chị Nơ nhớ lại thời thơ ấu của mình: “Thời bọn tôi, mẹ đi chợ về có quà bánh đa là sướng lắm rồi. Ngày Tết Trung thu, trẻ con ở làng thường có bánh đa, thêm mấy quả hồng, quả bưởi hái trong vườn là trông đã thịnh soạn, có thêm xâu hạt bưởi phơi khô cất kỹ từ năm trước bỏ ra đốt lên thì coi như đã có cái Tết Trung thu đủ đầy”.

Đương nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi lẽ, như nói tới chiếc bánh đa thì đơn giản nó cũng chỉ là món quà quê đơn sơ giản dị. Nhưng nói về “hồn vía” làng quê, đặc biệt vùng nông thôn Bắc bộ mà không nhắc tới chiếc bánh đa vừng thì sẽ là thiếu sót. Chiếc bánh đa khiến người ta nhớ về một thời thơ ấu khó phai trong đời người. Thế hệ tuổi thơ ngày ấy thật lam lũ nhưng lại may mắn có được tâm hồn trong trẻo và yên ả theo đúng nghĩa của tuổi thơ…

Nguồn tin: SGGP
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:36 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.