UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin thế giới

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 04:40 PM
longdatautovol longdatautovol đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 24
Mặc định Hái ra tiền thời dịch cúm

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hái ra tiền thời dịch cúm
TT - Giữa lúc dịch cúm A/H1N1 bùng phát và đe dọa toàn cầu, những công ty dược phẩm, các nhà sản xuất khẩu trang và những kẻ cơ hội trên Internet lại đang ra sức khai thác cơ hội kinh doanh có một không hai này.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Im...bnailID=350512
Sản xuất khẩu trang là ngành ăn nên làm ra thời dịch cúm - Ảnh: Getty Images


Từ văcxin...
Những công ty như GlaxoSmithKline (GSK), hiện đang sản xuất hầu hết văcxin phòng cúm ở Anh, là những kẻ thủ lợi điển hình, và họ không chỉ bán thuốc. Tuần trước, GSK đã công bố cả kế hoạch bán khẩu trang và dụng cụ chẩn đoán nhanh bệnh cúm. Báo Independent dẫn lời các nhà phân tích ước tính GSK có thể kiếm được 1 tỉ bảng (1,6 tỉ USD) chỉ riêng từ việc bán văcxin cúm. Hiện công ty này đã nhận được yêu cầu cung cấp 195 triệu liều văcxin, có giá khoảng 9,6 USD/liều từ Anh và 16 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Andrew Witty, giám đốc điều hành GSK, phủ nhận việc cho rằng công ty ông đang “đục nước béo cò” khi biện minh: “Chúng tôi cố gắng cân bằng trách nhiệm xã hội và lợi ích của các cổ đông”. Các cổ đông của Witty hẳn là phải rất hài lòng. Doanh số trong quý 2 của hãng tăng 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 60 triệu bảng. Các chính phủ đã góp phần không nhỏ trong số lợi nhuận này. Tuần trước, riêng Mỹ bỏ ra 1 tỉ USD để mua thêm văcxin, còn Pháp đã đặt mua thêm 28 triệu liều từ Công ty Sanofi-Aventis.
Tháng 4-2009, khi Tổ chức Y tế thế giới bắt đầu cân nhắc việc nâng mức cảnh báo lên cao nhất, cổ phiếu của các hãng dược phẩm tăng giá ào ào. Reuters cho biết vào ngày số người chết trên toàn thế giới tăng lên con số 60 thì cũng là ngày cổ phần của công ty dược phẩm Thụy Sĩ Roche tăng 3,48%. Doanh số bán Tamiflu của Roche, theo Seeking Alpha, đạt 347 triệu USD trên toàn cầu trong quý 1-2009, trong đó riêng các nước mua dự trữ cho đại dịch là 264 triệu USD, còn Nhật Bản tăng mạnh nhất với 217 triệu USD, tức tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
... Tới cặp nhiệt độ và bánh pizza
Không chỉ có văcxin, các sản phẩm “ăn theo đại dịch” như khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, thuốc trị cảm sốt, nước rửa tay diệt khuẩn và thậm chí cả khăn giấy “tiệt trùng” cũng đang rất hút hàng. Hãng Superdrug ở Anh thông báo cặp nhiệt độ kỹ thuật số của họ có giá 12,8 USD/cái đã có doanh số bán ra tăng gấp 10 lần, trong khi Hãng Llyods Chemist cho biết đơn đặt hàng cặp nhiệt độ của họ cũng tăng 7 lần, còn nước rửa tay diệt khuẩn có giá 3,2 USD tăng 70%. Số lượng khăn tiệt trùng bán ra cũng đã tăng gấp đôi ở Anh kể từ khi chính quyền công bố số ca mắc cúm tăng gấp đôi.
Tại New Zealand, mạng tin Stuff cho biết công ty chuyên cung cấp dịch vụ y tế Fisher & Paykel Healthcare có thể tăng doanh số lên 9 triệu USD vào năm 2010 chỉ riêng nhờ việc bán các máy thở. Nhận ra cơ hội làm ăn có một không hai này, tính tới thời điểm này của năm 2009, công ty đã đầu tư thêm 30 triệu USD để chế tạo các sản phẩm mới ở New Zealand và thêm 18 triệu USD nữa đầu tư ở Mexico. Thu nhập sau thuế của công ty đạt 62,2 triệu USD vào cuối tháng 3-2009 và ban giám đốc hi vọng lợi nhuận trong năm 2010 sẽ tăng 25%.
Các dịch vụ bán thuốc chống cúm trên mạng như Online Clinic cũng đang ăn nên làm ra, khi người dân đổ xô đi mua thuốc để tự đề phòng thay vì chỉ ngồi chờ chính quyền giúp đỡ. Đại diện bán hàng của Online Clinic Robert Mackay nhận xét với Independent: “Tùy thuộc vào tin tức trong ngày hôm đó, doanh số bán ra sẽ tăng nếu xuất hiện tin có người thiệt mạng”. Các hàng hóa khác như bộ dụng cụ chống cúm “trọn gói” với găng tay và khăn tẩm cồn có giá 102,4 USD, dụng cụ thử máu trên trang medichecks.com giá 200 USD, thậm chí một cuốn cẩm nang “hướng dẫn sống sót trong đại dịch cúm” giá 35,2 USD của một tác giả tự nhận là cựu lính thủy đánh bộ Mỹ đều đã xuất hiện trên các trang mua sắm trực tuyến.
Hiệu ứng cúm A/H1N1 không chỉ dừng lại ở ngành y tế. Nhiều tiệm ăn cũng đã phất lên trong thời đại dịch. Hệ thống giao thức ăn tận nhà ở Mexico kiếm được rất khá vào lúc đại dịch mới bắt đầu khi chính phủ có lệnh giới nghiêm toàn quốc và mọi người phải ở nhà, các nhà hàng công cộng thì bị đóng cửa.
Cho tới giờ, khi lệnh giới nghiêm đã kết thúc, hệ thống thức ăn nhanh giao tận nhà Domino’s Pizza vẫn khẳng định họ đang làm ăn phát đạt. Không chỉ có đồ ăn nhanh, trang mạng Helium còn đưa ra tiên đoán “hướng dẫn nhà đầu tư” liệt kê một danh sách những ngành kinh doanh sẽ phất nhanh nếu đại dịch tiếp tục lan rộng, bao gồm các nhà cung cấp thực phẩm có khả năng dự trữ được trong thời gian dài, nước uống đóng chai, máy phát điện và dầu mỏ.
HẢI MINH
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:28 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.