UserCP Search Help
Home Register
Members List Contact
Xin nhấn vào để xem chi tiết
Trang chủ
Quy định Kiến thức
Chợ
Liên hệ
Logout
Tài trợ
Links
Quảng cáo
Trở lại   Chợ thông tin Mai Táng - Tang lễ Việt Nam > Thông tin - Kiến thức tổng hợp > Tin tức - Sự kiện > Tin thế giới

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-10-2012, 04:27 PM
goldenvtec goldenvtec đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 21
Mặc định Người 4 thập kỷ làm đèn ông sao

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Người 4 thập kỷ làm đèn ông sao

Mặc dù những người trong làng đã lần lượt bỏ nghề, nhưng hơn 40 năm nay, cô Nguyễn Thị Tuyến vẫn gắn bó với nghề làm đồ tết trung thu như đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy trông trăng…

Tuổi thơ gắn liền với đèn ông sao


Sinh ra ở làng nghề thủ công truyền thống Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, gia đình cô Nguyễn Thị Tuyến đã có 4 đời hành nghề thủ công làm đồ chơi tết trung thu truyền thống.

Ngay từ khi còn nhỏ cô Tuyến đã làm quen với những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, ông tiến sĩ… được làm bằng những nguyên vật liệu tự nhiên như tre, nứa, giấy, đất sét…

Bắt đầu từ năm lên 7 tuổi cô Tuyến đã cùng gia đình làm đồ chơi dân gian. Bởi vậy, hơn ai hết cô Tuyến thấu hiểu niềm vui của con trẻ khi được cầm trong tay những món đồ chơi truyền thống vào dịp tết trung thu để vui chơi, đùa nghịch cùng bạn bè, cùng nhau phá cỗ dưới ánh trăng rằm.


Cô Tuyến đang ngồi làm đồ chơi dân gian phục vụ tết trung thu

Các món đồ chơi do cô Tuyến làm rất tinh xảo, khéo léo. Những chiếc đèn ông sao có đủ các cỡ từ loại nhỏ, loại vừa cho đến những chiếc đèn to cao quá đầu người. Các ông tiến sĩ giấy mỗi người mang một nét vẽ, sắc phục khác nhau khá hấp dẫn, ông đánh gậy trông trăng có hình vòng cung, treo lên cửa sổ hay chỗ có gió sẽ nhảy múa trông rất vui mắt.


Những chiếc đèn ông sao truyền thống

Theo cô Tuyến, để có một chiếc đèn ông sao phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu, kỹ lưỡng, từ chọn nứa cho đến cắt dán. Nan dùng làm đèn ông sao phải được chẻ bằng loại nứa bánh tẻ, đốt dài thì mới có độ dẻo để uốn khung đèn. Các bước tiếp theo cũng công phu không kém.
Khi chọn nứa xong, cô chặt nứa thành nhiều đoạn rồi ngâm trong nước vôi trong để chống mối mọt nên có thể để được nhiều năm không hỏng. Sau khi ngâm xong thì đem phơi nắng rồi mới chẻ thành nan. Chẻ ra rồi lại phải phân loại xem những phần nào để làm nan, phần nào dùng để làm cờ...Sau đó mới đến công đoạn ghép và dán giấy màu cho chiếc đèn.


Đồ chơi truyền thống rất hiếm thấy ở thị trường: ông đánh gậy trông trăng

Thời gian để làm xong một chiếc đèn ông sao rất lâu. Cả ngày một người thợ quen tay cũng chỉ làm được 4 chiếc là nhiều. cô Tuyến tâm sự “nếu không có sự kiên trì, tỉ mỉ thì khó mà làm được cái nghề này”.

Một chiếc đèn Trung thu được coi là đẹp khung phải thật khít, kín, sắc nét, màu sắc được dán thật rực rỡ, bắt mắt. Từ chiếc đèn ông sao, hiện nay, gia đình cô Tuyến đã sáng tạo thêm nhiều loại đèn Trung thu khác cho trẻ thơ vui rước trong đêm rằm như: đèn cô tiên, đèn con công, đèn cá chép, đèn ông tiến sĩ.. với ánh nến lung linh bên trong.

Người duy nhất còn sót lại của làng nghề

Trước đây Hậu Ái vốn nổi tiếng ở cái đất bách nghệ với nghề thủ công truyền thống sản xuất đồ chơi dân gian. Thế nhưng, lần lượt từng người đã vứt bỏ cái nghề để chuyển sang làm ăn, kinh doanh. Cả làng giờ chỉ còn mình cô Nguyễn Thị Tuyến còn lưu giữ được thứ nghề cổ truyền đậm màu sắc dân tộc này.

Khi tôi đến thăm gia đình cô Luyến còn hơn nửa tháng nữa mới đến rằm tháng tám nhưng gian nhà của cô đã bày la liệt những nguyên vật liệu làm đồ chơi trung thu và những sản phẩm đã hoàn tất.

Cô Tuyến kể lại, trước đây đồ chơi dân gian cho trẻ em trong đêm Trung thu được gia đình cô và những người dân trong làng sản xuất rất nhiều rồi đem bán tại các chợ ở các vùng quê và làm theo đơn đặt hàng.


Cô Tuyến là người duy nhất ở làng còn lưu giữ được nghề

Mỗi năm cứ đến đầu tháng 8 âm lịch cả làng tấp nập vui như có hội. Khoảng 15 năm trở lại đây, nhu cầu của thị trường ngày càng đổi thay, nhiều người dân trong làng đã bỏ nghề chuyển sang làm việc khác. Bởi lẽ, làm nghề này tốn quá nhiều thời gian mà thu nhập lại thấp, nên nhiều người không đủ kiên trì để theo đuổi cái nghề “lấy công làm lãi” này.


Một chiếc đèn ông sao cỡ lớn để đặt trong đình làng do cô Tuyến làm.

Tuy nhiên, với sự yêu nghề và muốn giữ gìn truyền thống của ông cha cũng như những nét đẹp của văn hóa dân tộc đã hơn 40 năm nay, mỗi độ rằm tháng 8 đến cô lại tạm gác công việc đồng áng, chuẩn bị nguyên vật liệu và sáng tạo nên những đồ chơi dân gian cho các em thiếu nhi có một cái tết trung thu thật ý nghĩa.

Khác với các loại đèn ông sao được bày bán trên thị trường có nhiều màu sắc, chiếc đèn ông sao do cô Tuyến làm chỉ có màu đặc trưng là màu đỏ. Cô Tuyến cho biết “ngay từ bé đã được các cụ dạy “màu đỏ là màu tượng trưng cho màu cờ sắc áo của Việt Nam nên không được thay giấy bằng màu khác. Hơn nữa, màu đỏ bền màu chứ không dễ bay màu như các màu xanh, vàng... khi thắp nến cũng sẽ có ánh sáng lung linh như ánh trăng đêm rằm vậy”.

Vì vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của chiếc đèn ông sao nên từ năm 2003 năm nào cô Tuyến cũng được Bảo tàng dân tộc học và Ban quản lý Ngôi nhà di sản ở phố cổ Mã Mây mời về giao lưu, hướng dẫn các em nhỏ làm những đồ chơi mang đậm truyền thống văn hóa của người Việt.
Kinh Vân

Theo Bưu Điện Việt Nam
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 18-10-2012, 04:27 PM
phamfood phamfood đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 29
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chiếc đèn ông sao!! Ngày bé mình thích nó lắm giờ vẫn thế, chỉ thích bố đi mua về cho đền ông sao, rồi bố làm đèn cù tự chế ra. Chưa đọc bài này thì còn không biết, giờ thì thấy làm một cái đèn cũng khá công phu! Cảm ơn những người nghệ nhân tài ba góp 1 phần tạo nên trung thu ^+^
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:15 PM

SangNhuong.com SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.