Xem bài viết riêng lẻ
  #1  
Cũ 19-10-2012, 03:19 PM
kim-ef kim-ef đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 21
Mặc định Âm nhạc trong đám tang theo truyền thống

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo bài viết Những "ban nhạc sống" của cõi âm ở Vietnamnet viết về "một ban nhạc sống của cõi âm", ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình), được gọi là "Bản ty"

Tác phẩm của họ là những khúc bi ai của chốn dương gian tiễn biệt người đã chết.


Đến giờ phát tang người phó cả vung cây dùi gỗ vụt xuống mặt trống một mạch ba hồi chín tiếng. Ngừng trống, ông ưỡn ngực hít hơi dài, nâng kèn lên miệng. Ba người kia lập tức nâng sáo, nhị cùng hoà theo ai oán nức nở. Họ ngất ngư, nghiêng ngả lúc chụm vào, khi đổ ra theo nhịp điệu.

Dứt khúc "lâm khốc" (bài khóc đầu), ông ngân nga bi thiết: "Bước lên con cả chủ tang - Hãy quì lên trước linh sàng dâng khăn". Chủ nhà mặc áo xô trắng, quì mọp trước linh cữu, nâng dải khăn trắng thắt lên đầu. Tiếng kèn, trống, sáo, nhị lại vang lên bi ai, thống thiết. Đám con cháu trong nhà, ngoài sân oà khóc nức nở, đồng loạt thắt khăn trắng.

Tang đã phát.

Từ đây, tiếng kèn, nhị, sáo, trống cùng tiếng khóc của người nhà vang lên không dứt. Đám tang được dự báo là suôn sẻ, anh em, con cháu thuận hoà vì khúc kèn lâm khốc ngọt, sâu, không trúc trắc.

Đêm xuống, đám tang chuyển sang phần ai vãn, cũng là lúc thân bằng quyến thuộc "trả nghĩa" (thuê thợ kèn thay mình khóc cho người đã khuất). Đây cũng là phần chính của đám tang.

Chủ nhà đi bằng đầu gối dâng lên "Bản ty" một chiếc đĩa sứ cổ, trong đựng tiền lễ. Phó cả xướng to: trưởng nam trả nghĩa mẹ… Anh ngậm kèn. Đám tang lặng đi, đắm mình vào khúc "mẫu tầm tử" (mẹ tìm con).

Sau hơi kèn dài gần một giờ đồng hồ anh cất giọng: "Đĩa trầu thơm, chén trà ngon - dâng lên thành kính như còn cha xưa". Người con cả nâng đầu khăn tang bịt miệng, nén tiếng nức nở.

Phó cả là trưởng đoàn, là nhạc trưởng, phải chơi được tất cả các nhạc cụ và xuất sắc môn kèn Nam. Kèn Nam phải sâu, hơi dài, ngọt khi thổi phải biết phá cách, sáng tạo và đương nhiên phải dùng đến nút thứ bảy trên thân kèn (tiêu chí phân đẳng cấp).

Dưới phó cả là phó hai, sau nữa là phó ba. Người học nghề ít nhất ba năm mới được xét thăng một cấp. Phó hai Khánh (xã Như Hoà, Kim Sơn) thổi kèn hay đến mức làm người nhà thương tiếc ngã ra chết tại chỗ, nhưng chơi nhị kém nên không thành được phó cả.

Giỏi các môn nhưng phó cả còn phải ca hay, đúng tâm trạng, hoàn cảnh, tình cảm người sống và người chết. Năm 20 tuổi, đi thổi đám, gặp người con dâu có chồng chết trước mẹ 10 năm. Phó cả Thắng thổi một khúc, rồi ca: "Khóc mẹ con nhớ đến chồng - đi hôm về sớm con trông có mẹ hiền". Người con dâu phục xuống đất khóc ngất.

Truyền thống dân ta là vậy nghĩa tử là nghĩa tận, sống dầu đèn chết kèn trống. Đó cũng là nét văn hoá đậm chất nhân văn. Tuy nhiên có nơi nay đã biến thành hủ tục.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI