dalatbeco
18-10-2012, 03:02 PM
Ông già và 210 ngôi mộ liệt sĩ
TT - Gần 20 năm qua, ông lão Đỗ Quang (71 tuổi, ngụ xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã gắn bó đời mình với nghĩa trang Ba Lòng. “Nếu miềng (mình) có chết đi thì vợ, con, cháu lại thay miềng chăm nom nghĩa trang ni, phải hương khói để các chú nằm đó được ấm lòng chớ”, ông lão tâm niệm.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=350494
Ông Quang đốt nhang trước các ngôi mộ - Ảnh: Đ.C.
Từ quốc lộ 9 đi vào 17km nữa thì đến nghĩa trang Ba Lòng. Chạy trên con lộ này qua những bản làng của đồng bào dân tộc Vân Kiều ven đường, rồi qua một bãi bồi rộng hàng chục hecta hoa màu xanh rì, phóng tầm mắt qua bên kia bờ sông Ba Lòng là những ngôi mộ liệt sĩ nằm thẳng tắp trên một bãi đất phẳng lì.
Hòa giữa những ngôi mộ trắng toát, người ta thường thấy ông Quang đi đôi dép cao su, mái đầu bạc phơ được che sơ sài bởi chiếc nón rách nát. Ông lão cứ cần mẫn lau từng tấm bia, rồi sửa sang lại vài ngôi mộ bị ngả nghiêng vì sụt cát. “Cả năm đến mùa ni là khổ cho các chú nhất, mưa rồi gió từ sông thổi vào làm sụt cát trên mộ xuống. Có đợt sụt cả 5-7 ngôi mộ liền, tui phải tức tốc xuống sông lấy cát lên lấp lại để các chú khỏi lạnh” - ông Quang tâm tình.
Từ những năm 1990, người dân ở chiến khu Ba Lòng đã chung tay góp sức san một miếng đất thật phẳng, hướng nhìn ra dòng sông thoáng mát và những bãi bồi xanh thẳm. Cũng từ đó ông Quang vừa là chủ nhiệm HTX kiêm quản trang. Ông tự nguyện gắn đời mình với 210 ngôi mộ ở nghĩa trang này.
Ở tuổi thất thập nhưng ông lão kham khổ ấy vẫn nhớ như in 210 ngôi mộ liệt sĩ thì có 100 mộ thời kháng Pháp, 110 ngôi mộ thời kháng Mỹ, trong đó 10 ngôi mộ có tên tuổi, số còn lại đều vô danh... Ngoài ngày lễ, tết được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí, còn những ngày rằm, mồng một ông đều tự bỏ tiền túi ra để hương khói cho các liệt sĩ.
Cứ đúng ngọ, người ta lại thấy ông ôm một bó hương thật to lên nghĩa trang thắp lửa, khấn vái: “Bà con xã Ba Lòng ghi ơn các anh, các chú đã ngã xuống vì quê hương đất nước. Dân làng thắp nén hương mong các chú về nhận tấm lòng biết ơn của dân làng”. Bởi ở nghĩa trang đa số là liệt sĩ vô danh, cứ đến ngày rằm tháng 7 hằng năm, vợ chồng ông Quang phải tất bật chuẩn bị chè, cháo, trái cây... cúng vong linh các liệt sĩ. Đây là cái giỗ lớn nhất mà gia đình ông đã chọn.
Trong ngôi nhà tuềnh toàng, ông cũng chuẩn bị sẵn giường, chiếu để đón những người khách ở xa vào đây đi tìm hài cốt liệt sĩ. Ông không nhớ rõ đã có bao nhiêu gia đình ở lại đây lưu trú trên bước đường đi tìm hài cốt. Ông nói chân tình: “Nhà miềng cũng chỉ làm ruộng thôi nhưng lúc mô cũng rộng cửa đón mọi người. Ở lại đây có cái chi ăn cái nấy với gia đình miềng vậy”. Có nhiều người thấy thương vợ chồng ông bèn đưa ít tiền để trả ơn, nhưng ông đều từ chối.
Thân nhân các liệt sĩ đến rồi đi qua ngôi nhà nghèo nàn của ông, nhưng họ vẫn không quên lưu lại trong cuốn nhật ký gia đình những lời cảm ơn, những dòng địa chỉ tường tận của mình như xuống xe chỗ nào, đi xe ôm mấy ngàn đồng thì tới và mong khi nào ông ra Hà Nội hay vào TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu... thì đến với họ. “Đời miềng chỉ cần vậy thôi” - ông già bảo vậy.
ĐOÀN CƯỜNG
TT - Gần 20 năm qua, ông lão Đỗ Quang (71 tuổi, ngụ xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã gắn bó đời mình với nghĩa trang Ba Lòng. “Nếu miềng (mình) có chết đi thì vợ, con, cháu lại thay miềng chăm nom nghĩa trang ni, phải hương khói để các chú nằm đó được ấm lòng chớ”, ông lão tâm niệm.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=350494
Ông Quang đốt nhang trước các ngôi mộ - Ảnh: Đ.C.
Từ quốc lộ 9 đi vào 17km nữa thì đến nghĩa trang Ba Lòng. Chạy trên con lộ này qua những bản làng của đồng bào dân tộc Vân Kiều ven đường, rồi qua một bãi bồi rộng hàng chục hecta hoa màu xanh rì, phóng tầm mắt qua bên kia bờ sông Ba Lòng là những ngôi mộ liệt sĩ nằm thẳng tắp trên một bãi đất phẳng lì.
Hòa giữa những ngôi mộ trắng toát, người ta thường thấy ông Quang đi đôi dép cao su, mái đầu bạc phơ được che sơ sài bởi chiếc nón rách nát. Ông lão cứ cần mẫn lau từng tấm bia, rồi sửa sang lại vài ngôi mộ bị ngả nghiêng vì sụt cát. “Cả năm đến mùa ni là khổ cho các chú nhất, mưa rồi gió từ sông thổi vào làm sụt cát trên mộ xuống. Có đợt sụt cả 5-7 ngôi mộ liền, tui phải tức tốc xuống sông lấy cát lên lấp lại để các chú khỏi lạnh” - ông Quang tâm tình.
Từ những năm 1990, người dân ở chiến khu Ba Lòng đã chung tay góp sức san một miếng đất thật phẳng, hướng nhìn ra dòng sông thoáng mát và những bãi bồi xanh thẳm. Cũng từ đó ông Quang vừa là chủ nhiệm HTX kiêm quản trang. Ông tự nguyện gắn đời mình với 210 ngôi mộ ở nghĩa trang này.
Ở tuổi thất thập nhưng ông lão kham khổ ấy vẫn nhớ như in 210 ngôi mộ liệt sĩ thì có 100 mộ thời kháng Pháp, 110 ngôi mộ thời kháng Mỹ, trong đó 10 ngôi mộ có tên tuổi, số còn lại đều vô danh... Ngoài ngày lễ, tết được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí, còn những ngày rằm, mồng một ông đều tự bỏ tiền túi ra để hương khói cho các liệt sĩ.
Cứ đúng ngọ, người ta lại thấy ông ôm một bó hương thật to lên nghĩa trang thắp lửa, khấn vái: “Bà con xã Ba Lòng ghi ơn các anh, các chú đã ngã xuống vì quê hương đất nước. Dân làng thắp nén hương mong các chú về nhận tấm lòng biết ơn của dân làng”. Bởi ở nghĩa trang đa số là liệt sĩ vô danh, cứ đến ngày rằm tháng 7 hằng năm, vợ chồng ông Quang phải tất bật chuẩn bị chè, cháo, trái cây... cúng vong linh các liệt sĩ. Đây là cái giỗ lớn nhất mà gia đình ông đã chọn.
Trong ngôi nhà tuềnh toàng, ông cũng chuẩn bị sẵn giường, chiếu để đón những người khách ở xa vào đây đi tìm hài cốt liệt sĩ. Ông không nhớ rõ đã có bao nhiêu gia đình ở lại đây lưu trú trên bước đường đi tìm hài cốt. Ông nói chân tình: “Nhà miềng cũng chỉ làm ruộng thôi nhưng lúc mô cũng rộng cửa đón mọi người. Ở lại đây có cái chi ăn cái nấy với gia đình miềng vậy”. Có nhiều người thấy thương vợ chồng ông bèn đưa ít tiền để trả ơn, nhưng ông đều từ chối.
Thân nhân các liệt sĩ đến rồi đi qua ngôi nhà nghèo nàn của ông, nhưng họ vẫn không quên lưu lại trong cuốn nhật ký gia đình những lời cảm ơn, những dòng địa chỉ tường tận của mình như xuống xe chỗ nào, đi xe ôm mấy ngàn đồng thì tới và mong khi nào ông ra Hà Nội hay vào TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu... thì đến với họ. “Đời miềng chỉ cần vậy thôi” - ông già bảo vậy.
ĐOÀN CƯỜNG