PDA

View Full Version : Nghệ sĩ LÊ VŨ CẦU lâm nguy !!!


chinhanh_fipexim
18-10-2012, 02:43 PM
NS Lê Vũ Cầu lâm nguy
(Thứ sáu, 12/09/2008, 09:33)

http://www.congan.com.vn/img_2008/9/20080911/LEVUCAU.gif

(ĐSCT) Hôm qua (11-9, nhằm ngày 12 Âm lịch) giới nghệ sĩ long trọng tổ chức ngày giỗ tổ ngành sân khấu tại rạp Hưng Đạo, SK kịch Idecaf, Nhà hát kịch TPHCM. Giỗ tổ năm nay vắng bóng NS Lê Vũ Cầu (ảnh). Hỏi ra thì được biết “ông cá hô” hiện đang mê man tại khoa chăm sóc đặc biệt BV Quân dân miền Đông (Q9, TPHCM) do căn bệnh xơ gan cổ trướng tái phát.

NS Lê Vũ Cầu là người sống rất có tình, anh đã mở quán cơm chay từ thiện phục vụ miễn phí cho người nghèo, cơ nhỡ từ 3 năm qua ở Q. Thủ Đức để tri ân cuộc đời sau cơn bạo bệnh lần trước.

N.T
Nguồn tin (http://www.congan.com.vn/hau_truong/2008/mlfolder.2007-12-28.8912728412/20080911.088)

furniweb
18-10-2012, 02:43 PM
Thương lắm nghệ sĩ nghèo!
(Thứ sáu , 12/09/2008, 11:57)

(ĐSCT) Ngày giỗ Tổ nghệ sĩ sân khấu, Năm tui cùng nghệ sĩ hài Tấn Beo, Hồng Tơ và một số vị Mạnh Thường Quân đi thăm các nghệ sĩ lão thành neo đơn đang nương tựa tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ sân khấu TPHCM. Các nhà hảo tâm đã tặng những nghệ sĩ kém may mắn về già món quà nhỏ - mỗi phần quà là chiếc phong bì 1 triệu đồng. Tổng cộng 25 phần quà.

Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng rất cảm động. Năm tui không khỏi bồi hồi khi nhớ lại một Tô Định - Văn Ngà oai phong trên sân khấu đoàn cải lương Thanh Nga trong vở Tiếng trống Mê Linh. Giờ đây an dưỡng tại khu dưỡng lão nhưng ông vẫn giữ vẻ đĩnh đạc, nghiêm trang, quắc thước ngày nào. Hay nữ nghệ sĩ Thiên Kim, chúng ta vẫn thường nhìn thấy bà trên phim truyền hình nhưng mấy ai biết bà cô quẻ dường nào và phải vào nơi đây sống cho có bầu có bạn. Nhìn Tấn Beo, Hồng Tơ ân cần thăm hỏi, luôn miệng gọi “ba, má” - tiếng gọi thân thương quen thuộc của nghệ sĩ đối với bậc nghệ sĩ đi trước - Năm tui chợt chạnh lòng. Ánh hào quang sân khấu không phải bao giờ cũng làm sáng lên số phận người nghệ sĩ. Không ít người, nhiều nhất là nghệ sĩ cải lương, khi tuổi già chồng chất phải lâm cảnh nghèo khó neo đơn. Suốt quãng đời thanh xuân theo đoàn hát bôn ba lưu diễn liệu khi bóng ngã về chiều mấy ai còn nhớ! Vẫn biết nghề nào cũng có sự khắc nghiệt, song với nghệ sĩ nghèo thì cay đắng lắm. Nhiều người bước lên sân khấu làm vua làm chúa, nhưng màn nhung khép lại thì trần thân với cái nghèo vây bủa. Sự nổi tiếng cũng như tiền tài không phải dễ đến với bất kỳ ai. Năm tui chợt nhớ một người anh - người bạn là nghệ sĩ Thành Vinh. Cuộc đời anh gắn với các vai phụ của đoàn cải lương Sài Gòn 2. Sau khi đoàn rã, gia tài anh có chỉ duy nhất chiếc xe đạp cọc cạch. Hàng ngày anh gò lưng rảo khắp thành phố để làm “cò” nhà đất. Anh không phải là “cò” chuyên nghiệp, chỉ tìm tới nơi bán nhà, bán đất rồi báo cho “lái”, nếu họ mua thì anh được cho chút đỉnh để sống qua ngày. Thỉnh thoảng anh ghé thăm Năm tui. Nghèo thế nhưng không bao giờ chịu nhận sự giúp đỡ. Anh luôn ao ước được tiếp tục đi hát nhưng không biết hát ở đâu, vì cải lương đang “thoái”. Thời gian sau anh xin vào khu dưỡng lão nghệ sĩ tá túc vì không còn đạp xe nổi nữa. Anh đã qua đời cách đây gần một năm. Có thể nói, các nghệ sĩ lão thành ở khu dưỡng lão đều là những “con ong” nghệ thuật chăm chỉ, duy sự may mắn không đến với họ.

Ngày nay, các nghệ sĩ trẻ có nhiều cơ hội hơn và khá nhiều người cũng sớm vướng “bệnh” tự mãn, tự cao hơn. Hãy nhìn những bậc tiền bối - những người đã chắt chiu đem công sức ra góp phần gìn giữ tinh hoa nghệ thuật của dân tộc nhằm lưu truyền lại từ đời này sang đời khác - để từ đó mà hành xử cho đúng đạo nghĩa với nghề và với công chúng.

NĂM TU HUÝT