PDA

View Full Version : Tuổi thơ trên đường phố - Kỳ 5: Quyết định đời mình


binhan
18-10-2012, 02:40 PM
TT - Xuân "ba xế" và các bạn Đăng "ti mo", Vân "bi" rất ngạc nhiên khi có một anh thanh niên đến tận "khách sạn" cây đa tìm chúng lúc đã hơn 1 giờ sáng. Anh tự giới thiệu mình tên Tạ Ngọc Vân, làm việc ở Trung tâm nhân đạo Rồng Xanh. Quý "sẹo", một người bạn nhỏ đường phố, đã kể với anh về hoàn cảnh của nhóm Xuân "ba xế". Và anh quyết định đi tìm.

http://www.nhomai.vn/forum/anhnhomai/46147fc6a360eb2b.bmp

Với em bé bán vé số này, giã từ cuộc sống đường phố là quyết định rất khó khăn - Ảnh: Việt Dũng


Giã từ đường phố

Gặp anh Vân, dù rất xúc động, nhưng những đứa trẻ bụi đời chưa thể rũ bỏ tính nghi ngờ của cuộc sống đường phố. Chúng ậm ừ hẹn anh quay lại, nhưng đêm sau lại chuyển chỗ ngủ sang gầm cầu Long Biên. Trở lại cây đa không gặp, anh đi tìm chúng khắp nơi. Mặt trời ló rạng, anh thấy cả nhóm đang nằm co ro dưới hốc cầu Long Biên. Không nỡ đánh thức những đứa trẻ đang ngủ mê mệt sau một đêm nhọc nhằn kiếm sống, anh lặng lẽ ngồi chờ. Mặt trời đứng bóng trên đỉnh đầu, đám trẻ mới lục tục thức dậy, chúng xấu hổ bởi sự đánh lừa của mình, định lảng đi. Nhưng anh mỉm cười: "Các em hãy dũng cảm nói quyết định đời mình, rồi bỏ đi cũng được!".

Suốt buổi sáng đó, Vân và những đứa trẻ đường phố đã nói chuyện với nhau rất nhiều. Vân kể về những bạn nhỏ đường phố mà anh đã giúp đỡ học hành, công việc và tìm lại gia đình. Còn nhóm Xuân "ba xế" cứ thắc mắc chúng sẽ phải làm gì, có được đi chơi, có bị bắt nạt không. Đến chiều thì đám trẻ đường phố quyết định theo Vân về trung tâm nhân đạo. Lần đầu tiên được tắm nước nóng vòi sen, ăn cơm trên bàn kính, Xuân "ba xế" và các bạn rất thích thú. Tuy nhiên, chúng ở được đúng ba ngày, đến khi chuẩn bị học hành cả nhóm lặng lẽ biến mất.


http://www.nhomai.vn/forum/anhnhomai/46147fc6b5a85ec4.bmp
Những trẻ đường phố được anh Tạ Ngọc Vân tổ chức học văn hóa


Vân lại đi tìm, và gặp cả nhóm đang say sưa chơi game. Anh cười với đám trẻ: "Lần sau các em có muốn chơi điện tử, nhớ nói để anh cho tiền và tìm quán có máy tính tốt nhé”. Tưởng bị la rầy nhưng lại được chia sẻ, đám trẻ xúc động, theo Vân trở về. Đêm đó, chúng tâm sự nhiều với anh về thói quen sống tự do trên đường phố.

Vân ân cần nói: "Mọi người ở đây đều là bạn bè với nhau. Các em cần gì cứ nói. Các anh không giữ bọn em mà chỉ tạo điều kiện để các em về nhà tốt hơn". Sáng hôm sau, Xuân "ba xế" và Đăng "ti mo" quyết định học nấu ăn. Hai em nói vì lúc nào cũng thèm ăn trong những ngày sống trên đường phố, nên bây giờ muốn được nấu ăn ngon cho chính mình và người khác.

Trở lại gia đình

Đêm trước ngày về lại quê, Xuân "ba xế" và Đăng "ti mo" không ngủ được. Chúng hết ngồi sắp xếp quần áo, lại giở những tấm ảnh cũ ra xem. Rồi Đăng "ti mo" cúi mặt khóc không thành tiếng. Nó đã đi lâu rồi, chẳng biết về nhà còn gặp ai không. Buổi sáng, Vân dắt hai đứa trẻ về quê. Đăng "ti mo" cứ lò dò đi tới lui gần chục lần vẫn không nhớ chính xác nổi làng cũ của mình ở huyện Kim Sơn, Thái Bình.

Bất ngờ một người đàn ông kêu nó lại. Ông hỏi thăm tên cha mẹ, rồi ôm chầm nó mà khóc. Đăng "ti mo" đang ngơ ngác, ông nói mình chính là bác ruột cậu bé. Ông khóc nghẹn kể nhà nó bây giờ không còn ai. Cha mẹ nó đang yên nghỉ ngoài nghĩa trang, các anh đi tù chưa về, còn người chị vào Nam vẫn biệt tăm tích. Khi con út của em trai bỏ nhà ra đi, ông đã tìm suốt mấy tháng nhưng vô vọng.

Mấy ngày sau đó, Đăng "ti mo" ở lại nhà bác. Gia đình đông con, sống bằng nghề nông và rất nghèo. Một buổi tối, ông nghèn nghẹn tâm sự rằng nếu nó phải tiếp tục lang thang kiếm sống thì ông nhất định sẽ nuôi nó. "Bác cháu cơm cháo có nhau. Nhưng nếu cháu được vào trung tâm nhân đạo, được học chữ, học nghề thì cháu có thể đi, vì đó là tương lai cháu". Sáng hôm sau, Đăng "ti mo" chia tay bác trở lại Hà Nội. Nó hứa sẽ học thật giỏi và về thăm bác.

So với Đăng "ti mo", ngày về quê của Xuân "ba xế" ấm áp hơn vì còn có mẹ, một người anh và em gái ở nhà. Ban đầu nó cũng lo bị la mắng vì bỏ nhà đi, nhưng mẹ đã sụp xuống khóc nấc khi gặp lại nó. Người anh ngày xưa cục tính, hay đánh chửi nó, giờ cũng tình cảm, khuyên em cố học hành. Nước mắt chảy dài trên gương mặt đen nhẻm của Xuân "ba xế", những giọt nước mắt mừng vui! Ở quê thời gian, Xuân "ba xế" xin phép mẹ để lên Hà Nội học cùng bạn Đăng "ti mo". Nó hứa sẽ không để mẹ buồn nữa.

Nhiều bạn bè đường phố của Xuân "ba xế", Đăng "ti mo" cũng lần lượt về mái nhà xưa. Có em tự tìm về, có em do anh Vân hoặc những người tốt bụng khác khuyên trở lại gia đình. Ngày nhóm năm em gái Hiền, Quỳnh, Châu, Mỹ, Huệ từ Hà Nội trở về quê Quảng Xương (Thanh Hóa) đã làm cả làng thổn thức. Các em học cùng trường, chơi cùng nhóm và cùng bỏ nhà đi vì gia đình quá nghèo khổ. Trước khi đi, các em viết thư cho bố mẹ rằng không bỏ đi vì hư hỏng hay giận dỗi, mà muốn kiếm việc làm cho bố mẹ bớt khổ.

Năm em gái lên Hà Nội, đi đánh giày, rửa bát, bán báo dạo, kể cả ăn xin. Tiết kiệm không dám thuê nhà trọ, đêm đêm các em ngủ bụi trong xó xỉnh vườn Bách Thảo. Nhiều lần, các em phải đánh nhau vỡ đầu, chảy máu với đám con trai bụi đời để tồn tại được trên đường phố. Lang thang suốt mấy năm, ngày được anh Vân dẫn về quê, các em mới đến đầu làng đã nấc nghẹn. Cha mẹ các em đều khóc. Hàng xóm kéo đến chia vui mà mắt đỏ hoe vì thương các cô bé.

Sau khi về mái nhà xưa, có em lại phải xin phép ra đi vì cuộc sống, nhưng nhiều em đã ở lại. Trong đám trẻ đường phố Hà Nội, Linh "thẹo" quê Thanh Hóa, khét tiếng quậy phá, đánh nhau. Cha mất vì tai nạn lao động. Mẹ lo kiếm sống, không thể quan tâm chăm sóc con. Một đêm, Linh "thẹo" theo bạn nhảy xe lửa ra Hà Nội. Sau nhiều năm dầm dãi sống bằng đủ thứ nghề trên đường phố, kể cả trấn lột, ngày Linh "thẹo" về quê, mẹ con không nhận ra được mặt nhau.

Hối lỗi với mẹ, Linh "thẹo" đã ở lại, đi học tiếp và thi đậu đại học. Viết thư cho bạn bè còn lang thang đường phố, Linh "thẹo" luôn nhắn nhủ: "Về nhà giống tớ đi. Không ở đâu bằng gia đình mình!".

Vân lại đi tìm, và gặp cả nhóm đang say sưa chơi game. Anh cười với đám trẻ: "Lần sau các em có muốn chơi điện tử, nhớ nói để anh cho tiền và tìm quán có máy tính tốt nhé”. Tưởng bị la rầy nhưng lại được chia sẻ, đám trẻ xúc động, theo Vân trở về. Đêm đó, chúng tâm sự nhiều với anh về thói quen sống tự do trên đường phố.

Vân ân cần nói: "Mọi người ở đây đều là bạn bè với nhau. Các em cần gì cứ nói. Các anh không giữ bọn em mà chỉ tạo điều kiện để các em về nhà tốt hơn". Sáng hôm sau, Xuân "ba xế" và Đăng "ti mo" quyết định học nấu ăn. Hai em nói vì lúc nào cũng thèm ăn trong những ngày sống trên đường phố, nên bây giờ muốn được nấu ăn ngon cho chính mình và người khác.

Trở lại gia đình

Đêm trước ngày về lại quê, Xuân "ba xế" và Đăng "ti mo" không ngủ được. Chúng hết ngồi sắp xếp quần áo, lại giở những tấm ảnh cũ ra xem. Rồi Đăng "ti mo" cúi mặt khóc không thành tiếng. Nó đã đi lâu rồi, chẳng biết về nhà còn gặp ai không. Buổi sáng, Vân dắt hai đứa trẻ về quê. Đăng "ti mo" cứ lò dò đi tới lui gần chục lần vẫn không nhớ chính xác nổi làng cũ của mình ở huyện Kim Sơn, Thái Bình.

Bất ngờ một người đàn ông kêu nó lại. Ông hỏi thăm tên cha mẹ, rồi ôm chầm nó mà khóc. Đăng "ti mo" đang ngơ ngác, ông nói mình chính là bác ruột cậu bé. Ông khóc nghẹn kể nhà nó bây giờ không còn ai. Cha mẹ nó đang yên nghỉ ngoài nghĩa trang, các anh đi tù chưa về, còn người chị vào Nam vẫn biệt tăm tích. Khi con út của em trai bỏ nhà ra đi, ông đã tìm suốt mấy tháng nhưng vô vọng.

Mấy ngày sau đó, Đăng "ti mo" ở lại nhà bác. Gia đình đông con, sống bằng nghề nông và rất nghèo. Một buổi tối, ông nghèn nghẹn tâm sự rằng nếu nó phải tiếp tục lang thang kiếm sống thì ông nhất định sẽ nuôi nó. "Bác cháu cơm cháo có nhau. Nhưng nếu cháu được vào trung tâm nhân đạo, được học chữ, học nghề thì cháu có thể đi, vì đó là tương lai cháu". Sáng hôm sau, Đăng "ti mo" chia tay bác trở lại Hà Nội. Nó hứa sẽ học thật giỏi và về thăm bác.

So với Đăng "ti mo", ngày về quê của Xuân "ba xế" ấm áp hơn vì còn có mẹ, một người anh và em gái ở nhà. Ban đầu nó cũng lo bị la mắng vì bỏ nhà đi, nhưng mẹ đã sụp xuống khóc nấc khi gặp lại nó. Người anh ngày xưa cục tính, hay đánh chửi nó, giờ cũng tình cảm, khuyên em cố học hành. Nước mắt chảy dài trên gương mặt đen nhẻm của Xuân "ba xế", những giọt nước mắt mừng vui! Ở quê thời gian, Xuân "ba xế" xin phép mẹ để lên Hà Nội học cùng bạn Đăng "ti mo". Nó hứa sẽ không để mẹ buồn nữa.

Nhiều bạn bè đường phố của Xuân "ba xế", Đăng "ti mo" cũng lần lượt về mái nhà xưa. Có em tự tìm về, có em do anh Vân hoặc những người tốt bụng khác khuyên trở lại gia đình. Ngày nhóm năm em gái Hiền, Quỳnh, Châu, Mỹ, Huệ từ Hà Nội trở về quê Quảng Xương (Thanh Hóa) đã làm cả làng thổn thức. Các em học cùng trường, chơi cùng nhóm và cùng bỏ nhà đi vì gia đình quá nghèo khổ. Trước khi đi, các em viết thư cho bố mẹ rằng không bỏ đi vì hư hỏng hay giận dỗi, mà muốn kiếm việc làm cho bố mẹ bớt khổ.

Năm em gái lên Hà Nội, đi đánh giày, rửa bát, bán báo dạo, kể cả ăn xin. Tiết kiệm không dám thuê nhà trọ, đêm đêm các em ngủ bụi trong xó xỉnh vườn Bách Thảo. Nhiều lần, các em phải đánh nhau vỡ đầu, chảy máu với đám con trai bụi đời để tồn tại được trên đường phố. Lang thang suốt mấy năm, ngày được anh Vân dẫn về quê, các em mới đến đầu làng đã nấc nghẹn. Cha mẹ các em đều khóc. Hàng xóm kéo đến chia vui mà mắt đỏ hoe vì thương các cô bé.

Sau khi về mái nhà xưa, có em lại phải xin phép ra đi vì cuộc sống, nhưng nhiều em đã ở lại. Trong đám trẻ đường phố Hà Nội, Linh "thẹo" quê Thanh Hóa, khét tiếng quậy phá, đánh nhau. Cha mất vì tai nạn lao động. Mẹ lo kiếm sống, không thể quan tâm chăm sóc con. Một đêm, Linh "thẹo" theo bạn nhảy xe lửa ra Hà Nội. Sau nhiều năm dầm dãi sống bằng đủ thứ nghề trên đường phố, kể cả trấn lột, ngày Linh "thẹo" về quê, mẹ con không nhận ra được mặt nhau.

Hối lỗi với mẹ, Linh "thẹo" đã ở lại, đi học tiếp và thi đậu đại học. Viết thư cho bạn bè còn lang thang đường phố, Linh "thẹo" luôn nhắn nhủ: "Về nhà giống tớ đi. Không ở đâu bằng gia đình mình!".

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=251332&ChannelID=89