PDA

View Full Version : cập nhật tin tuc ngay 9-3 trên nhiều tờ báo !!!


lesen.dv
18-10-2012, 02:38 PM
Giá vật tư tăng: Hàng loạt công trình "treo"

TT- - TT - Niềm hi vọng sớm có thêm các cầu, đường giải quyết ùn tắc giao thông ở TP.HCM càng khó khăn hơn bởi "cơn bão" tăng giá khiến hàng loạt công trình thi công cầm chừng.



>> "Bão giá” quật ngã các công trình

Trên đường Trần Thái Tông (Q.Tân Phú) dài 666m chỉ lèo tèo một số công nhân xây dựng. Ông Nguyễn Văn Hải - giám đốc Công ty xây dựng giao thông Phú Thọ Hòa, nhà thầu thi công - thở dài: "Chúng tôi phải làm cầm chừng vì giá vật tư tăng cao quá. Khởi công vào cuối tháng 12-2007 với vốn xây lắp 7,8 tỉ đồng, nay ước tính lỗ hơn 2 tỉ đồng". Còn ở công trình làm đường Phan Văn Hớn (Q.12), vốn xây lắp 24 tỉ đồng, lẽ ra hoàn thành tháng 1-2008 nhưng đến nay chỉ đạt hơn 80%.

Không chỉ nhà thầu nhỏ thi công cầm chừng mà nhà thầu lớn cũng vậy. Ông Ngô Quang Vinh - giám đốc ban quản lý dự án cầu Thủ Thiêm thuộc Tổng công ty xây dựng số 1 - cho biết cầu Thủ Thiêm giai đoạn hai có vốn xây lắp khoảng 400 tỉ đồng, nhưng ước tính lỗ hơn 80 tỉ đồng vì giá dự toán công trình được lập vào đầu năm 2006. Ông Vinh nói: "Chúng tôi đang thi công cầm chừng và chờ các cơ quan chức năng bù trượt giá”.

Tạm ngừng thi công

Theo ông Đỗ Ngọc Dũng - phó tổng giám đốc ban quản lý dự án Mỹ Thuận, giá sắt thép và các loại vật tư tăng giá đang là trở ngại lớn cho công trình xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Tương tự, công trình xây dựng cầu Nguyễn Văn Cừ - gói thầu số 1 - đang tiếp tục thi công trì trệ. Ông Nguyễn Xuân Bảng - giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 - nói có thể không hoàn thành đúng tiến độ vào 30-6-2008.


Cần tính giá sát thực tế

Theo nhiều nhà thầu, giá vật tư trên thị trường tăng vọt cho thấy bảng thông báo giá của liên sở Tài chính và Xây dựng TP.HCM là cơ sở pháp lý để lập dự toán công trình - được áp dụng trong quí 1-2008 - rất lỗi thời. Theo bảng giá của liên sở, sắt là 11.500 đồng/ký, nhựa đường 602.000 đồng/tấn, ximăng Hà Tiên 48.000 đồng/bao, trong khi ngày 5-3-2008 trên thị trường giá sắt 16.000-17.000 đồng/ký, nhựa đường 700.000 đồng/tấn, ximăng 56.000 đồng/bao... Không những vậy, bảng giá trên của liên sở còn gây thiệt hại cho nhà thầu như giá sắt được giao tại nhà máy và chưa có thuế VAT. Do đó nhiều nhà thầu đề nghị liên sở Xây dựng và Tài chính cần phải sửa đổi cách tính giá vật tư sát với thực tế.



Ông Phạm Quang Đức - phó giám đốc Công ty Công trình GTCC TP.HCM - cho biết đơn vị vừa có văn bản đề nghị chủ đầu tư xin tạm ngưng thi công một số công trình để chờ điều chỉnh giá. Cụ thể ở dự án san lấp mặt bằng Khu công nghiệp Tân Phú Trung (Củ Chi) có vốn đầu tư 35 tỉ đồng và dự án nâng cấp, mở rộng đường Hà Huy Giáp (Q.12) có vốn đầu tư 10 tỉ đồng.

Theo ông Đức, nguyên nhân do các công trình đang thi công đã bị lỗ nặng và càng không thể triển khai thi công ở công trình mới nếu giá cả chưa được điều chỉnh đúng. Theo các nhà thầu, sắp tới họ chỉ chấp nhận thi công công trình nếu các chủ đầu tư chấp thuận ký hợp đồng có điều chỉnh giá vật tư.

Theo ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình Q.Gò Vấp, Q.Tân Bình, hiện nay mời được nhà thầu rất khó và khi tham gia họ bỏ thầu cao hơn giá dự toán nên phải hủy thầu. Nhiều nhà thầu đã từ chối tham dự thầu vì biết giá dự toán đã lỗi thời so với giá thực tế. Ông Lê Hoàng Hà - giám đốc ban quản lý dự án đầu tư công trình khu vực Q.Gò Vấp - nói: "Có dự án vừa điều chỉnh xong đã lạc hậu vì giá vật tư tăng vọt".

Kêu cứu

Đứng trước giá cả tăng ảnh hưởng đến tiến độ công trình, mới đây Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đến tận công trường xây dựng cầu đường Nguyễn Văn Cừ và hứa sẽ bù lỗ trượt giá cho nhà thầu. Đồng thời giao Sở GTCC xem xét trình UBND TP cho phép tạm ứng tiền bù trượt giá trước để nhà thầu thi công. Theo ông Trần Trung Nam - phó giám đốc Công ty 508, nhà thầu thi công gói thầu số 2 xây dựng cầu Nguyễn Văn Cừ từ Q.4 qua Q.8, nếu không được bù trượt giá thì gói thầu này bị lỗ 12 tỉ đồng.

Cũng do giá cả tăng vọt, ngày 6-3 trong lễ ký kết hợp đồng BT xây dựng ba dự án kết nối với cầu Phú Mỹ (Q.7-Q.2) với UBND TP, ông Nghiêm Sĩ Minh - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cầu Phú Mỹ - đã đề nghị TP cần điều chỉnh lại giá dự toán công trình để nhà thầu thi công hoàn thành toàn bộ công trình vào cuối năm 2009. Bởi tổng vốn đầu tư 1.600 tỉ đồng của ba dự án trên đã được lập trước đây sẽ không đủ chi phí cho công trình.

Các nhà thầu cho rằng để bảo đảm thi công công trình có chất lượng và tiến độ, các chủ đầu tư cần đưa vào hợp đồng cho phép được điều chỉnh giá vật tư khi có biến động tăng. Đồng thời, các cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nên cho phép chủ đầu tư dự án được tính trượt giá lạm phát. Bởi từ khi có quyết định phê duyệt dự án đến lúc khởi công công trình sớm nhất cũng mất 3-6 tháng, trong khi giá vật tư luôn biến động tăng.


Hà Nội: cháu bé tử vong do sặc sữa, không phải do tiêm văcxin viêm gan B

TT- - TT - Trưa 8-3, kết luận của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cho biết: nguyên nhân tử vong của cháu Nguyễn Ngọc Minh ở quận Long Biên, Hà Nội ngày 4-1-2008 sau khi tiêm phòng là do "suy hô hấp cấp, do trào ngược chất chứa dạ dày vào đường thở" - dân gian thường gọi là sặc sữa - chứ không phải do tiêm văcxin viêm gan B.

ADVERTISEMENT

Sáng 4-1-2008, cháu Nguyễn Ngọc Minh (sinh ngày 19-11-2007), con anh Nguyễn Ngọc Anh trú tại tổ 10, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội, được đưa đi tiêm phòng tại trạm y tế phường Ngọc Thụy.

Theo người nhà, ngay khi về nhà cháu có biểu hiện quấy khóc, khó chịu. Đến 15g30 thấy cháu tím tái lịm đi, gia đình vội gọi cấp cứu của Bệnh viện Đức Giang, đồng thời làm sơ cứu như thổi vào miệng cháu, day ngực... Nhưng sau hơn một giờ, khi xe cấp cứu đến nơi thì cháu Minh đã chết... Để xác định nguyên nhân tử vong của cháu Minh, gia đình đã đồng ý để cơ quan giám định pháp y giải phẫu tử thi.

TTXVN

Chìm tàu dầu Đức Trí: Tìm thêm được một xác nạn nhân


TT- - Theo Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực III, khoảng 8g45 phút sáng 8-3, tàu SAR 413 đã tìm thấy và vớt được xác một nạn nhân đang trôi trên biển cách khu vực tàu Đức Trí bị chìm khoảng 6 hải lý.

ADVERTISEMENT

>> Chìm tàu dầu Đức Trí: Tìm được 2 thi thể thuyền viên
>> Chìm tàu dầu, 14 người mất tích
>> Dầu loang ngoài khơi biển Bình Thuận

Hiện tàu đã gửi xác nạn nhân này cho một tàu đánh cá chuyển về huyện Xuyên Mộc, để đưa về nhà xác Bệnh viện Lê Lợi (TP Vũng Tàu).

Từ 6g sáng 8-3, công tác tìm kiếm nạn nhân đã được Công ty trục vớt cứu hộ Visal tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, tại hiện trường, do gió lớn, sóng giật mạnh nên rất khó lặn. Sự cố đã xảy ra khi sóng giật mạnh làm đứt dây nối với máy thở, lực lượng Visal đang khẩn trương khắc phục.

Đội lặn cho biết, đã tìm thấy xác ở trong tàu Đức Trí nhưng chưa thể đưa ra ngoài được.

Cũng trong sáng sớm nay, một lượng dầu lớn đã tràn vào Bãi Sau (TP Vũng Tàu), gió biển thổi mùi dầu nồng nặc vào Khu du lịch Biển Đông. Khoảng 5g sáng, Công ty Cổ phần du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải huy động khoảng 300 cán bộ công nhân viên của Khu du lịch Biển Đông, Khách sạn Sammy, Khách sạn Thùy Vân, VTTour (là những đơn vị trực thuộc) cùng khoảng 100 dân quân, thanh niên của TP thu gom dầu tràn.

Theo các cơ quan chức năng của tỉnh, đêm 7-3, rạng sáng 8-3, dầu tràn cũng đã tấn công vào nhiều khu vực trải dài trên bờ biển từ huyện Xuyên Mộc đến thành phố Vũng Tàu.

Theo TTXVN

Đường ray xe lửa bị mất cắp

TT- - TT - Ông Phạm Văn Hoàng, nhân viên quản lý đường sắt thuộc cung đường Đông Hà (Quảng Trị), cho biết vừa phát hiện một số thiết bị đường sắt đoạn qua khu phố 3, phường 1 (Đông Hà) bị kẻ gian lấy cắp. Kẻ gian đã lấy đi sáu bộ ốc đàn hồi và sáu đinh nối tại km619, 620 và 621. Hậu quả là hai cặp lách đường ray ở km621 bị bung ra.



Một cán bộ quản lý đường sắt cung đường Đông Hà cho biết nếu không kịp thời phát hiện thì tai nạn có thể xảy ra và gây hậu quả hết sức khủng khiếp. Bởi tàu khi đi qua đoạn đường trên do đường thẳng nên thường chạy với tốc độ khá cao 60-70km/giờ.

Cứu sống 7 ngư dân bị nạn trên biển

TT- - TT - Sáng 8-3, tin từ Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Nam cho biết đã cứu sống bảy ngư dân. Theo đó, chiều 7-3, nhận được tin báo có một tàu bị sóng đánh chìm tại khu vực cù lao Chàm, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Nam đã điều tàu cấp tốc đi cứu nạn.



Sau hơn một giờ đã tiếp cận được tàu ngư dân gặp nạn. Đến 17g cùng ngày, bảy ngư dân đi trên tàu bị sóng đánh chìm đang trôi dạt trên biển đã được cứu sống.

Toàn bộ ngư dân trên tàu hành nghề mực khơi đều trú ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hai người chết, hai người đang nguy kịch

TT- - TT - Ông Triệu Văn Hòa (Hóc Môn, TP.HCM), chủ sà lan SG 3229, đã chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 7-3 do ngộ độc quá nặng. Như vậy, trong vụ ngộ độc trên sà lan này đã có hai người chết và hai người còn trong tình trạng nguy kịch.


Sáng 4-3, sà lan đang neo đậu trên sông Vàm Cỏ Đông để chuẩn bị giao hàng cho Công ty Greenjet (tọa lạc xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, Long An) thì xảy ra vụ ngộ độc làm thuyền viên Nguyễn Văn Linh (quê ở An Giang) chết tại chỗ. Ba người còn lại được đưa đi cấp cứu là ông Triệu Văn Hòa cùng hai thuyền viên Nguyễn Văn San và Nguyễn Văn Thương.

Toàn bộ số hàng trên sà lan là nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Kết quả khám nghiệm cho thấy trên sà lan có dùng thuốc chống kiến, mối, mọt. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân ngộ độc là các thuyền viên hít phải quá nhiều hơi độc từ thuốc diệt côn trùng trong lúc ngủ.

Lo lắng về nhà ở và nhà trẻ

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080309/10/2187884611-lo-l-ng-v-nh-v-nh-tr.jpg?x=180&y=135&sig=DS6nrx2sIAlaJDOCO3q4jQ--

TT- - TT - Chiều 8-3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với hơn 200 nữ công nhân trên địa bàn TP. Công nhân cho rằng trong khi lương không tăng hoặc tăng rất ít thì giá cả tăng vùn vụt.



Khoảng 70% công nhân là người nhập cư đang phải đối mặt với gánh nặng tiền thuê nhà trọ ngày càng tăng. Ngoài ra, rất đông nữ công nhân có con nhỏ phải gửi con về quê vì khu công nghiệp không có nhà trẻ hoặc không có đủ tiền gửi con tại các nhà trẻ. Con em công nhân nhập cư cũng chưa được hưởng đầy đủ các chính sách y tế miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi…

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu Hà nhìn nhận: "Chúng tôi luôn ray rứt về vấn đề nhà trẻ cho con công nhân. Tôi xuống các khu nhà trọ thấy các cháu suy dinh dưỡng, tôi rất đau lòng. Lãnh đạo TP cũng đã trao đổi với Sở GD-ĐT về việc qui hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn có khu chế xuất - khu công nghiệp trong thời gian sắp tới".

Bà Thu Hà cũng khẳng định sẽ thúc đẩy, tìm giải pháp về vấn đề nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, đề nghị Liên đoàn Lao động TP nên gặp gỡ trao đổi với các chủ nhà trọ nhằm hạn chế tình trạng đẩy giá nhà trọ lên quá cao.