PDA

View Full Version : Sự Sống và cái chết


evgueni
22-10-2012, 03:16 PM
Chết là 1 cái gì đó quá xa xôi để những người thông thường không bị ma quỷ ám hoặc có tư tưởng triết gia như chúng ta suy tư hàng ngày. Tôi cũng chưa có trải nghiệm về cái chết bao giờ http://thanhtuan.net/wp-includes/images/smilies/icon_smile.gif ( tất nhiên là có lần nằm viện tí nữa thì toi vì mất gần kg máu mà, nhưng lúc đó chỉ mê man chứ không biết gì…). Những lúc sợ chết tôi thường làm một trò xiếc lý luận như sau, tuy rằng sau đó vẫn sợ.

” Nếu ta vẫn còn sống thì hẳn nhiên là chưa chết, do vậy chết không hiện hữu đối với ta.
Nếu ta CHẾT thì CHẾT cũng chẳng có ý nghĩa gì nữa nên cái chết vẫn không hiện hữu với ta.
TÓM LẠI: CHẾT KHÔNG HIỆN HỮU VỚI TA”.
Như thế chỉ giải quyết được vấn đề là gạt bỏ việc suy tư về cái chết ra khỏi danh sách việc cần nghĩ mỗi ngày, và đều đó đảm bảo là dễ làm nhất. Tuy nhiên sự sợ hãi trước bóng đêm và những điều chưa biết thì không gạt bỏ được. Có 2 sự kiện bắt tôi quay lại với việc suy nghĩ về CHẾT.
Cầu nối dương và âm
Tôi đã từng chứng kiến lần lượt sự ra đi của 2 người thân nhất. Đó là cái chết của người bố trẻ từ những năm 90 và gần đây là cái chết của bà tôi.
Bố tôi mất năm tôi mới khoảng 8-9 tuổi. Lúc đó hầu trong nhận thức của tôi chưa có nhiều hình ảnh gì về người. Bố tôi là công nhân làm việc xa nhà và trải qua vài kỳ lao động xuất ngoại nên hầu như thời gian dành cho gia đình của người là rất ít. Trước khi bố về nước những kỷ niệm của tôi về người chỉ rõ ràng nhất trong dịp mà tôi sống với bố tôi trên thành phố, lúc tôi khoảng 4 tuổi. Sức tưởng tượng của tuổi thơ cộng với ánh đèn điện thành phố mà lúc đó quê tôi chưa hề có đã để lại 1 khoảng thời gian đáng nhớ trong những năm đầu tiên của tôi. Sau đó 1 thời gian người ra nước ngoài lao động xuất khẩu, trẻ con thì vẫn vô tư dù sự có mặt của cha chúng hay không. Chúng tôi sống 1 thời gian dài mà sự có mặt của bố tôi chỉ là trong 1 ngày cuối tuần nay thì là 2 năm ở 1 quốc gia khác.
Chính vì ít tuổi và ít được tiếp xúc thực sự với người cha mà sự ra đi của bố tôi không lâu sau đó thực sự không khiến tôi phải buồn thương lâu dài. Ban đầu là cảm giác buồn vì cảnh tang tóc trong gia đình, sau đó là sự sợ hãi mỗi khi thấy ban thờ với hương khói nghi ngút và hình ảnh bố tôi trên đó.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận cái chết của bà một cách dễ dàng nhất. Bà đã già va đã bệnh một thời gian dài nên chết là một giải thoát và mang lại thanh thản đúng như ý muốn của bà.
Bà là người dậy dỗ chúng tôi khi còn nhỏ, và hầu hết những gì chúng tôi cư xử lúc nhỏ là theo cách uốn nắn của bà. Bà là người nghiêm khắc trong dạy dỗ nhưng cả đời bà chỉ biết có mỗi việc là lo cho các con cháu. Cách dạy của bà tuy mang tính chủ quan là chính nhưng rất nghiêm khắc về mặt lễ nghĩa. Vả lại đòi hỏi 1 điều kiện giáo dục hoàn hảo ở hoàn cảnh của tôi là một tội ác nên lúc nào tôi cũng kính trọng những điều truyền dạy của bà. Mặc dù tôi suy nghĩ hoàn toàn độc lập với những điều được dạy dỗ xong ứng xử thì chịu chi phối rất nhiều bởi cách giáo dục của bà. Tóm lại nếu có ai gần gũi và ảnh hưởng lên tôi nhiều nhất lúc còn nhỏ thì đó chính là Bà.
Việc nằm mơ về người thân của mình là việc hết sức bình thường … trừ khi đó là người đã chết ! Trong suốt mấy tháng rời tôi mơ thấy bà về, hiện hữu một cách sống động ( tôi chưa từng có những giấc mơ tỉnh như thế - điều quan trọng là bà không làm cho tôi sợ mà tôi ý thức rất rõ mọi thứ trong giấc mơ và tìm bằng chứng để xác minh giấc mơ ngay cả trong giấc ngủ ). Ban đầu tôi cho là phản xạ bình thường đối với người thân đã mất, nhưng sau đó những giấc mơ càng thêm rõ ràng và nhiều thông điệp, cho tới tận khi tôi đã chính thức nhận được lời khuyên từ bà tôi …. và tiếp tục giải mã các thông điệp.
Giờ cái chết không nằm ngoài cuộc sống của tôi nữa, nó là một phần trong cuộc sống. Tôi không coi chết là vấn đề tâm linh của người khác mà là một phần trong chính bản thể của cả tôi. Tôi tin rằng đối với người còn sống thì cái chết của một người thân sẽ tạo ra một Cầu nối Âm - Dương và họ sẽ thật sự sống tâm linh hơn
----N2T Blog----