PDA

View Full Version : Âm nhạc trong đám tang theo truyền thống


kim-ef
19-10-2012, 03:19 PM
Theo bài viết Những "ban nhạc sống" của cõi âm (http://vietnamnet.vn/psks/phongsu/2004/12/351633/) ở Vietnamnet viết về "một ban nhạc sống của cõi âm", ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình), được gọi là "Bản ty"

Tác phẩm của họ là những khúc bi ai của chốn dương gian tiễn biệt người đã chết.

http://vietnamnet.vn/dataimages/original/images413220_kentrong.jpg

Đến giờ phát tang người phó cả vung cây dùi gỗ vụt xuống mặt trống một mạch ba hồi chín tiếng. Ngừng trống, ông ưỡn ngực hít hơi dài, nâng kèn lên miệng. Ba người kia lập tức nâng sáo, nhị cùng hoà theo ai oán nức nở. Họ ngất ngư, nghiêng ngả lúc chụm vào, khi đổ ra theo nhịp điệu.

Dứt khúc "lâm khốc" (bài khóc đầu), ông ngân nga bi thiết: "Bước lên con cả chủ tang - Hãy quì lên trước linh sàng dâng khăn". Chủ nhà mặc áo xô trắng, quì mọp trước linh cữu, nâng dải khăn trắng thắt lên đầu. Tiếng kèn, trống, sáo, nhị lại vang lên bi ai, thống thiết. Đám con cháu trong nhà, ngoài sân oà khóc nức nở, đồng loạt thắt khăn trắng.

Tang đã phát.

Từ đây, tiếng kèn, nhị, sáo, trống cùng tiếng khóc của người nhà vang lên không dứt. Đám tang được dự báo là suôn sẻ, anh em, con cháu thuận hoà vì khúc kèn lâm khốc ngọt, sâu, không trúc trắc.

Đêm xuống, đám tang chuyển sang phần ai vãn, cũng là lúc thân bằng quyến thuộc "trả nghĩa" (thuê thợ kèn thay mình khóc cho người đã khuất). Đây cũng là phần chính của đám tang.

Chủ nhà đi bằng đầu gối dâng lên "Bản ty" một chiếc đĩa sứ cổ, trong đựng tiền lễ. Phó cả xướng to: trưởng nam trả nghĩa mẹ… Anh ngậm kèn. Đám tang lặng đi, đắm mình vào khúc "mẫu tầm tử" (mẹ tìm con).

Sau hơi kèn dài gần một giờ đồng hồ anh cất giọng: "Đĩa trầu thơm, chén trà ngon - dâng lên thành kính như còn cha xưa". Người con cả nâng đầu khăn tang bịt miệng, nén tiếng nức nở.

Phó cả là trưởng đoàn, là nhạc trưởng, phải chơi được tất cả các nhạc cụ và xuất sắc môn kèn Nam. Kèn Nam phải sâu, hơi dài, ngọt khi thổi phải biết phá cách, sáng tạo và đương nhiên phải dùng đến nút thứ bảy trên thân kèn (tiêu chí phân đẳng cấp).

Dưới phó cả là phó hai, sau nữa là phó ba. Người học nghề ít nhất ba năm mới được xét thăng một cấp. Phó hai Khánh (xã Như Hoà, Kim Sơn) thổi kèn hay đến mức làm người nhà thương tiếc ngã ra chết tại chỗ, nhưng chơi nhị kém nên không thành được phó cả.

Giỏi các môn nhưng phó cả còn phải ca hay, đúng tâm trạng, hoàn cảnh, tình cảm người sống và người chết. Năm 20 tuổi, đi thổi đám, gặp người con dâu có chồng chết trước mẹ 10 năm. Phó cả Thắng thổi một khúc, rồi ca: "Khóc mẹ con nhớ đến chồng - đi hôm về sớm con trông có mẹ hiền". Người con dâu phục xuống đất khóc ngất.

Truyền thống dân ta là vậy nghĩa tử là nghĩa tận, sống dầu đèn chết kèn trống. Đó cũng là nét văn hoá đậm chất nhân văn. Tuy nhiên có nơi nay đã biến thành hủ tục.

accap
19-10-2012, 03:19 PM
Xưa nay người Việt có quan niệm con người ta có hai thế gới, một thế giới tạm và một thế giới vĩnh hằng - sinh ký tử quy. Khi sống là ở Thế giới tạm, khi thác là về Thế giới quy. Con người mất đi ở Thế giới tạm đã gây ra nỗi tiếc thương vô hạn cho người ở lại. Nhưng để người đi được bằng an, người ở lại thầm cầu mong thần phật đưa họ trở về miền cự lạc ở Thế giới quy. Hai trạng thái tình cảm của tang chủ xảy ra cùng lúc trong tang lễ có xuất phát từ quan niệm hai thế giới trong cuộc sống đời người. Để thoả mãn trạng thái kép xảy ra cùng lúc trong tang lễ người ta đã tạo được một tổ chức nhạc Hiếu đủ khả nǎng biểu đạt.

Thứ nhất - tổ chức dàn nhạc.

Tuỳ vào khả nǎng tài chính, khả nǎng chuyên môn mà tổ chức dàn nhạc hiếu ở mỗi địa phương có thể có các quy mô khác nhau, nhưng luôn luôn nó phải có hai tổ chức dàn nhạc là dàn nhạc viếng (lễ) và dàn nhạc rước. Mỗi dàn nhạc đáp ứng một nhu cầu.

1. Dàn nhạc viếng gồm:


- Kèn dǎm (còn gọi là kèn đám ma)
- Nhị
- Hồ
- Tiêu
- Trống cơm.

(Thuở xưa dàn nhạc Hiếu không có đàn bầu, đàn bầu chỉ dùng cho nhạc Xẩm. Vả lại tiếng đàn bầu rất nhỏ không phù hợp với khối âm thanh lớn của dàn nhạc Hiếu. Ngày nay nhờ có thiết bị trang âm người ta đã đưa đàn bầu tham gia dàn nhạc Hiếu).

2. Dàn nhạc rước linh gồm:

- Kèn dǎm
- Sáo
- Nhị
- Hồ
- Đàn tam
- Đàn tứ.
- 4 đến 6 trống bản.
- Trống cơm
- 1 trống cái
- Chiêng (có nơi có cả thanh la não bạt) .
Thứ hai - chức nǎng của mỗi dàn nhạc.

1. Chức nǎng dàn nhạc viếng:

Dàn nhạc viếng tấu các bài viếng khi quan tài đang quàn trong nội thất của tang chủ. Nhạc cụ chủ yếu là nhạc cụ hơi, nhạc cụ dây kéo và trống cơm, không mấy khi dùng các nhạc cụ dây gẩy. Đây là một tổ chức dàn nhạc có âm thanh và âm sắc phù hợp với không khí trong nhà tang chủ. Bằng lối nhấn chậm, vuốt âm, miết vĩ, các nhạc cụ hơi và dây kéo đã tạo ra những âm thanh rất đặc trưng cho hình thức âm nhạc này. Một thứ âm thanh đặc trưng đến mức chỉ có thể xảy ra trong không khí tang lễ. Nhờ ma lực của những âm thanh ấy mà một không khí trầm mặc, trang nghiêm đã bao phủ toàn bộ lễ tang, làm cho mọi người phải thay đổi trạng thái, thay đổi hành vi khi bước vào không gian tang lễ.

2. Chức nǎng dàn nhạc rước linh.

Như trên đã trình bày về quan niệm “sinh ký tử quy” của người Việt, khi mất đi là để trở về với Thế giới quy. Cuộc trở về này có nước mắt của những người ở lại và có cả sự cầu mong của họ cho người đi về cõi quy được bằng an. Vì cái ý nghĩa “quy” đó, cái ý nghĩa trở về đó của người đã khuất mà người ta tạo ra dàn nhạc rước linh bên cạnh dàn nhạc viếng.

Dàn nhạc rước linh lấy trung tâm là bộ trống kết hợp với các nhạc cụ dây cung kéo, dây gẩy, kèn, sáo . Nhìn vào cơ cấu tổ chức dàn nhạc ấy ta cũng thấy cổ nhân muốn thể hiện sự bằng an của cả người đưa linh và linh hồn người đã khuất đều muốn được thanh thản khi rời bỏ cõi tạm nơi trần thế.

Một lần đi viếng đám tang ở Thái Bình tôi, được thực chứng ban nhạc Hiếu ở đây tấu nhạc rước linh. Lúc bấy giờ chưa có xe tang đẩy như bây giờ và cũng chưa có các vòng hoa treo xung quanh. Quan tài do 8 người khiêng, đi trước quan tài là 4 người khiêng chiếc bàn thờ có đèn hương, hai cây chuối non, một dải phướn trắng treo vào một nhánh tre lá còn xanh tốt. Khi đoàn tang thoát khỏi đoạn đường làng nhỏ hẹp ra đường lớn, người cầm phách tre điều chỉnh đoàn tang, sau đó ba tiếng trống lớn dõng dạc vang lên, 6 chiếc trống bản tùng rinh nhịp trống rước linh rộn ràng trên nền kèn chiêu bài Lâm khốc rất ai oán. Hai âm sắc, hai âm hình tiết tấu, một âm hình có tiết tấu cố định, một âm hình có tiết tấu tự do chồng lên nhau, tạo ra một thứ phức tiết tấu rất bề thế cho một cuộc tiễn đưa mà trong đó nước mắt đã dường như nhường chỗ cho sự cầu mong- cuộc tiễn đưa linh hồn về Thế giới quy có vui buồn lẫn lộn.

Thứ ba - các biểu mục âm nhạc.

1. Biểu mục âm nhạc viếng.

Biểu mục nhạc viếng gồm có 5 bản:
- Ba hồi trống báo.
- Lâm khốc
- Bản hãm
- Bản kéo
- Kèn lễ

2. Biểu mục nhạc rước linh

Biểu mục âm nhạc rước linh gồm có 6 bản:

- Rước linh
- Thái bình (cung bằng, cung bường)
- Lư thủy
- Bình bán
- Kim tiền.

Với tên gọi các bài nhạc trong hai biểu mục nhạc Hiếu trên đây phần nào đã giúp ta cảm nhận được sự biểu lộ tình cảm con người trong quan niệm “sống gửi thác về” của người Việt thuở nào.

Biểu mục một là những bản nhạc biểu lộ một cuộc tiễn đưa đầy nước mắt. Khởi đầu là ba hồi trống báo, tiếp theo là bản Lâm khốc, bản Hãm của kèn, bản Kéo, bản Lâm khốc của nhạc dây. Tất cả được nối nhau trình tấu liên hoàn. Âm điệu của chúng hòa với tiếng khóc ai oán của gia chủ và những người khóc mướn tạo ra bầu không khí bi thương.

Xét về mặt nghệ thuật, những bản nhạc trong biểu mục này đã làm cho tiếng khóc trong đám tang khác hẳn với những tiếng khóc khác trong cuộc sống thường ngày, nó là tiếng khóc của cuộc chia ly vĩnh hằng giữa người ở lại và người đã khuất- tiếng khóc trong tang lễ.

Khác với biểu mục hai, đây không còn là những tiếng khóc xé lòng. Âm nhạc chuyển trạng thái khác, trạng thái cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất được bằng an trên con đường trở về nơi có cuộc sống vĩnh hằng. Nơi ấy cũng là một xã hội với đầy đủ ý nghĩa như trên trần thế. Câu hát trong diễn xướng Chèo ma mô tả cảnh ở Thế giới quy:

Tây phương có cảnh rõ ràng
Có vườn hoa bóng mát
Có chuông vàng thảnh thơi

Khởi đầu của nhạc là nhịp trống rước linh có tiết tấu gần với nhịp trống nghinh thần như muốn khẳng định rằng đây là cuộc tiễn đưa linh hồn bình an trở về cõi. Nỗi xót thương đang nhường chỗ cho sự cầu mong. Tiếp theo là các bài Thái bình, rồi Lưu thủy, Bình bán, Kim tiền những bản tiểu nhạc vui vẻ mừng linh hồn sẽ vĩnh viễn được sống sung sướng nơi miền cực lạc.

Nhạc Hiếu cũng như một số loại hình âm nhạc truyền thống khác có một thời bị chúng ta đánh giá chưa đúng mực, quy kết nó vào loại nhạc mê tín. Một thời gian dài chúng ta đã tổ chức tang lễ “kiểu mới” không đàn kèn chỉ còn chiếc trống to và bài điếu vǎn giành cho người đã khuất (thậm chí thời cải cách có nơi còn cho bắn ba phát súng chào). Giai đoạn ấy đã làm tan biến gần hết các dàn nhạc Hiếu có quy củ của các phường nhạc Hiếu trong các làng quê.

Hơn hai chục nǎm trở lại đây người dân tự động phục hồi lại hình thức âm nhạc này để phục vụ nhu cầu đời sống. Chính sự tự phát nhạc Hiếu đã dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản” và “tả bí lù” về mọi mặt của nhạc Hiếu từ trang phục của nhạc công, tổ chức dàn nhạc và biểu mục âm nhạc.

Một ý tưởng chấn hưng lại hình thứ âm nhạc này là hết sức đúng đắn. ý tưởng đó thực sự có tinh thần vǎn hoá cao cần được ủng hộ

Xem thêm bài viết Nhạc Hiếu dân gian người Việt (http://www.vnmusicology-inst.vnn.vn/vietnamese/thongtin/bai_nhachieu_ngV_2007.htm)

quan_huynh74
19-10-2012, 03:19 PM
Lưu thủy - Nam ai

http://www.nhaccuatui.com/m/mWIExpyncE

dongthanhqn
19-10-2012, 03:19 PM
Bài này là Kim Tiền huế mà. Bài này dùng để hầu thực. Đâu phải Lưu thủy ?

cuahangso5
19-10-2012, 03:19 PM
Giả sử một đám ma người đã có con cháu mà không có kèn trống thì thế nào nhỉ?
Người trưởng thành khi quy tiên gia đình lo ma chay thế nào cũng có Đoàn Nhạc hiếu. Mấy năm nay dịch vụ này rộ nở, đặc biết từ Sơn Hải, Bảo Thắng. Xưa một đoàn nhạc hiếu bao giờ cũng đủ. Nay tùy khả năng mà mỗi đoàn trang bị khác nhau chút ít nhưng đoàn nào cũng cố sắm bộ tăng âm với 2 loa sắt to đùng. Âm thanh cứ gọi là chói tai! Công bằng các nhạc công trẻ, có sức thổi dài hơi, trống dồn dẻo hơn. Nhưng buồn là có đám nếu thấy gia chủ khá khá chút các thầy tận dụng lắm. Khi thì đò khê cần dâu ÚT ra trợ giúp, lúc đò mắc cạn cần trưởng Nam ra đẩy …và thế là những đồng tiền lẻ (10.000.000đ) lại được đưa ra. Rồi đi quanh vong…

Đến chia buồn với thân quyến, phúng viếng, tiễn đưa, vĩnh biệt người quá cố là nghĩa cử đạo lý có nguy cơ biến thành cuộc “trình diện” bất đắc dĩ.

safashion
19-10-2012, 03:19 PM
http://stream52.gonct.info/fddaad943b4950d6a28a18d3ff264ac1/4d9d07cb/NhacCuaTui131/Impossible%20-%20Miu%20Le%20%5BNCT%2027634319155206686315%5D.mp3