PDA

View Full Version : Đôi điều về Tiết Thanh minh


pjhuyenhanh
19-10-2012, 03:19 PM
Sắp đến Thanh Minh Tân Mão, một Thanh Minh có nhiều điều trùng hợp. Hôm vừa rồi nghe mấy đứa em, đứa cháu hỏi về việc tổ chức ngày này mới hiểu nhiều người còn chưa hiểu cặn kẽ, tận tường, thậm chí hiểu sai, làm sai!
1. Trước hết nói về ngữ nghĩa:
Trong tiếng Việt có 2 từ gần nghĩa và âm. Trong đó “Tiết” 節 là âm Hán Việt nguyên chỉ “đốt, khợp và ngày kỷ niệm”, ví như: 春節 Tết Nguyên đán; 過節 Ăn tết; 清明節 Tiết thanh minh. Còn Tết là từ thuần Việt gọi trệch từ Tiết mà ra. “Thanh” 清, nghĩa là trong sạch và Minh 明 là “sáng suốt trong sạch, không bị ngoại vật che lấp”.
Như vậy, Thanh minh 清明, nghĩa là ngày có trời trong sáng.
2. Thanh minh là Tiết khí:
Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, là một trong số hai mươi tư tiết khí 節氣 của âm lịch. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày: Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa, thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm.
Lịch hiện đang được người dân Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên dùng là loại âm dương lịch được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân 春分 là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Nếu tính Đông chí 冬至 là gốc thì Thanh minh cách tiết này khoảng 105 ngày, còn nếu tính Lập Xuân 立春 là gốc thì nó cách tiết này khoảng 60 ngày. Cho nên, Nguyễn Du trong Truyện Kiều mới có câu:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Do vậy, tiết Thanh minh, trên thực tế được tính theo cách tính của dương lịch và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch khi kết thúc tiết Xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 khi tiết Cốc vũ 穀雨 bắt đầu. Người Trung Quốc coi Thanh Minh là một trong 4 Tiết mừng lớn 四大节庆.
3. Cần phân biệt với Tết Hàn thực:
Tết Hàn Thực 寒食节 là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh". Nhưng xưa nay, nhiều người hay nhầm đây là tiết Thanh Minh. Thực ra có thể người dân đi nhận mộ vào ngày 03/3 nhưng nay là vào trước hay sau tiết Thanh minh. Nhưng cần hiểu rành rẽ.
Chuyện rằng: vào thời Xuân Thu 春秋时期, vua Tấn Văn Công 晋文公 nước Tấn là Trọng Nhĩ 重耳, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi 介之推, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ ít ai tưởng nhớ gì đến Giới Tử Thôi và chuyện của ông. Ngày ấy, người Việt vẫn nổi lửa, không kiêng khem gì.
Vậy Tết Hàn thực là theo lịch Âm, luôn diễn ra ngày 03/3 âm còn Tiết Thanh Minh phải dựa vào Dương lịch, nó diễn ra cuối tháng Hai, đầu tháng Ba âm. Năm Nguyễn Du viết Truyện Kiều, nó rơi vào tháng Ba nên mới có câu:
Thanh minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
4. Tiết Thanh minh qua các thời kỳ:
Theo tuyền thuyết tiết Thanh minh được bắt nguồn từ đời nhà Hán (漢朝, Han cháo, 206 tCn. - 220 sCn), khi đó các bậc Đế Vương thực hiện việc tế lễ các Tiên vương tại lăng mộ sau thành phong tục dân gian.
Cho đến đời nhà Minh (明朝,Ming; 1368 - 1644) và nhà Thanh (清朝, Qīng, 1644 - 1911) cơn sốt đi tảo mộ lên đến đỉnh cao, có người không chỉ đến mộ tổ tiên đốt tiền bạc, mà còn làm mâm cỗ đầy để cúng trước mộ.
5. Lệ tục trong Thanh Minh:
Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả thì lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Chính vì thế, có nơi gọi tiết Thanh Minh là “tết “âm phủ”, qua đó có thể thấy đây là ngày tết của người quá cố. Trước sau Thanh minh, nhà nào nhà nấy đi tảo mộ cho trọn đạo nghĩa, con cháu dón dép, cắt cỏ xung quanh mộ, đắp thêm đất mới, thắp hương, đốt tiền, lễ bái hoặc mặc niệm.
6. Thanh Minh năm nay:
Năm Tân Mão 2011 Thanh Minh là thứ Ba ngày 05/4/2011 vào đúng ngày 03/3 Tân Mão, nghĩa là trùng với ngày Tết Hàn Thực!
Ngày 4/4/2011 theo âm lịch là ngày mồng 2 tháng 3 năm Tân Mão. Đây chính là ngày trước tiết Thanh Minh 三月初二﹐清明前夕, ngày sửa sang hương án bàn thờ, dâng hoa cho vong vị tổ tiên, đốt nhang đèn cho lễ tảo mộ, là ngày hội tụ của những linh hồn về nhà thăm lại gia đường.
Ngày này có Lục tự là Kỷ Sửu, Nhâm Thìn, Tân Mão. Còn theo Dương lịch, ngày 4/4 là ngày Dương lịch là ngày Song Tứ 雙四, theo phép đồng âm trong chữ Hán lại là ngày Trùng Tử đáng ngại. Nhưng Song Tứ Vi Bát (2 lần 4 thành 8) mà chữ Tứ 四 chính là chữ Bát 八 nằm trong chữ Khẩu 口 nên thành ra “tiền hung hậu cát”. Ngày Thanh Minh có Lục tự là Canh Dần, Nhâm Thìn, Tân Mão và theo quan niệm dân gian có các Sao tốt là: Thiên xá*, Sinh khí, Thiên quan, Nguyệt ân*, ích hậu, Tục thế, Dịch mã*, Phúc hậu, Hoàng ân* bên cạnh các Sao xấu: Thiên tặc, Hỏa tai, âm thác. Đánh giá chung: Vô cùng tốt; Có thể làm mọi việc, nhất là: Hôn thú-giá thú,Tế tự-tế lễ,Cầu tài-lộc,Tố tụng-giải oan,. Giờ tốt: Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất (23-1, 1-3, 7-9, 9-11, 13-15, 19-21).
Do vậy sẽ hứa hẹn nhiều tốt đẹp cho việc tảo mộ dencay1, chơi Xuân!.:Cry:

cmfc
19-10-2012, 03:19 PM
Nhân Thanh minh Tân Mão 2011 xin tưởng nhớ tới những ngườiđã khuất hữu danh hay vô danh, có người thân hay vắng người thân chăm sóc mộ phần!
Xin thắp nén Tâm nhang cầu cho vong hồn được mát mẻ tại cõi Vĩnh hằng!
:hoa02::nhang01::nen10:hoacung1:Bird-01-june::nen01:

tv20b68
19-10-2012, 03:19 PM
http://static.laodong.com.vn/2006.09/media/8a09225bbf2b4444aa8e63ef5a9730a6.jpg

Xin ấm lòng những người đã nằm xuống !

hanoi-evc
19-10-2012, 03:19 PM
xin kính cẩn thắng cho những người đã khuất một nén hương ! mong họ an nghỉ bình yên ! dencay1

cpthienhoa
19-10-2012, 03:19 PM
Nhân tiết thanminh đi tảo mộ,
nhìn khung cảnh nghĩa trang tấp nập người đi thăm viếng người thân đã khuất,
nhìn những ngôi mộ được vệ sinh sạch sẽ, trang hoàng cẩn thận, ấm áp khói nhang ...
trong lòng dâng trào muôn vàn cảm xúc giữa tình người, tình đời, giữa trời đất, hoa lá cỏ cây...
Nhưng Violet2010 cứ trăn trở mãi một thắc mắc mà về tìm hoài chưa có lời giải đáp. Đó là:
Ý nghĩa của việc dán những dải giấy ngũ sắc trên các phần mộ ?

Violet2010 mong "Ai biết chỉ dùm", sẽ "hậu tạ" chu đáo... HiHi

cmfc
19-10-2012, 03:19 PM
Về Ý nghĩa của việc dán những dải giấy ngũ sắc trên các phần mộ ?

Theo Theresa Han được biết, Dùng giấy ngũ sắc (năm màu) ở đây là tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hoả, thổ; nay con cháu đem năm màu phủ lên mộ cũng như đem đến năm hành để xây dựng chỗ ở cho tổ tiên của mình được vĩnh hằng.Riêng với người Hoa thì việc dán giấy cũng khá đặc biệt, nếu là mộ mới thì chỉ dán giấy trắng, nếu là mộ lâu năm thì dùng giấy năm màu : trắng, vàng, đen, xanh, đỏ, còn nếu trong ngôi mộ hoành pú có hai hoặc ba huyệt thì về phía huyệt của người còn sống phải dán giấy đỏ. Sau khi dán giấy xong mọi người cùng tề tựu phía trước bia mộ để dâng hương cúng tế, người lớn tuổi tế trước kế đến là con cháu tiếp tục tế theo thứ tự, mọi ngừơi đều mời tổ tiên của họ về chung vui trước để hưởng lộc sau phù hộ cho con cháu được thuận hoà và làm ăn phát đạt...

Kiến thức ít ỏi chỉ biết đến đó, quý vị nào thấy cần bổ sung xin chỉ giáo thêm. Cám ơn.

thienphuong
19-10-2012, 03:19 PM
Rất cám ơn thông tin lý thú mà Theresa Han đã post.
Muốn 'hậu tạ" bạn như đã hứa mà tìm mãi trên bản đồ VN lẫn Bđ thế giới vẫn nỏ thấy "nơi đã mất tên" ở mô... Hì,

vinatex
19-10-2012, 03:19 PM
http://illiweb.com/fa/empty.gif Tiết Thanh Minh (Tết Hàn Thực) (http://www.k9295hoanghoa2.net/t917-topic#6369)


* Thanh Minh
Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).

* Tiết Thanh Minh
Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả thì lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.

Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.

Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.

Tết Hàn Thực
Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vuơng) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình.


... "Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành du xuân..."

http://www.dulichvn.org.vn/nhaptin/uploads/images/0abanhtroi.jpg

http://seablogs.zenfs.com/u/.SnFPUmQGRQEehszlIKnnk7x/photo/ap_20101025101714355.jpg

:Im Not Worthy: :Im Not Worthy: :Im Not Worthy:

huongmoi
19-10-2012, 03:19 PM
Về vấn đề này chính hôm nay tôi mới nghe. Quả thực trên Lào Cai, khi đồng bào người Nùng...đi tảo mộ thường cắm một cành tre trên đốc treo những dải giấy cắt mảnh nhưng mầu trắng. Còn Ngũ sắc tôi chưa thấy. Lâu nay ở phố, có về quê nhưng nơi cha mẹ tôi sống lại toàn người Kinh (gốc Hải Phòng lên khai hoang từ 02/1964) nên không rành mấy tập tục người địa phương.
Sẽ tìm hiểu sau.
Nhân đây đề nghị trong ngân hàng biểu tượng cần thêm hình ảnh một cành Phan!
Cám ơn thông tin của các bạn về ngày "Hiếu" đầu tiên này (ngày thứ hai là Lễ Vu Lan, Rằm tháng Bẩy.