PDA

View Full Version : Bia mộ thông thường khi bị nứt nẻ, phai màu phải làm gì?


tanthanhfurniture
19-10-2012, 03:18 PM
BIA MỘ THÔNG THƯỜNG BỊ NỨT NẺ, PHAI MÀU PHẢI LÀM GÌ ?
Mình thật sự muốn gửi bài viết này đến mọi người với mục đích phổ biến đến mọi người một giải pháp cho việc khắc phục những tình trạng nứt nẻ, phai màu,... thường xảy ra ở các bia mộ của những người thân thương yêu đã khuất. Mong rằng đây sẽ là một tài liệu có ích cho mọi người khi quyết định gủi gắm đến những người thân ở cõi vĩnh hằng một " nơi an nghỉ " thật chắc chắn, yên lành và vô cùng trang trọng.

Thưa các bạn truyền thống “ uống nước nhớ nguồn ”, yêu thương chăm sóc những người thân thương yêu nhất khi họ còn sống và lo chu toàn “ mồ yên mã đẹp” cho những người thân thương yêu nhất đã và luôn được gìn giữ duy trì và phát triển đến ngày hôm nay.
Qua khảo sát thực tế hàng trăm ngôi mộ ở nhiều các nghĩa trang các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ thì tôi thấy rằng các ngôi mộ của người thân chúng ta hiện tại đa số là được xây bằng gạch sau đó trét xi măng vào gạch để ốp vào do đó về độ bền vững chắc chắn không thể nào lâu được, khi gặp phải những tác động của thiên nhiên ( như mưa gió, nắng nóng,…) thì các mộ này sẽ bị bong ra, bị nứt và có khi phai màu. Hơn nữa khi xây “ những nơi yên ” cho người thân thương yêu thì ngoài chất lượng là phải bền vững, chắc chắn thì những vấn đề khác cũng được nhiều gia đình rất quan tâm đó là những hoa văn khắc trên mộ phải đẹp và không phai theo thời gian, kiểu dáng mộ đẹp, và nếu nói một chút về tâm linh thì ngôi mộ cũng cần phải được tư vấn kĩ về phong thủy.
Thưa các bạn khi xây dựng mộ cho người thân đã khuất thì không ai lại muốn những ngôi mộ này có độ bền không cao, bị nứt nẻ, phai màu phải không ạ chính vì thế tôi xin được phổ biến với quý vị về một loại mộ mới có độ bền cứng vĩnh cửu và khắc phục được những khuyến điểm chung nói trên đó là mộ đá khối. Qua bài viết này tôi xin được gửi đến các bạn một số tài liệu về mộ đá khối để các bạn có thể có một cái nhìn bao quát và chi tiết về loại mộ này.

MỘ ĐÁ KHỐI LÀ GÌ ?
• Mộ đá khối là những ngôi mộ được sản xuất và chế tác từ những khối đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá ở Việt Nam hay đá ngoại nhập.
• Mộ đá khối gồm nhiều khối xếp chồng lên nhau tạo nên hình dạng ngôi mộ với nhiều kiểu dáng hoàn chỉnh. Mỗi khối đá sẽ được cắt theo quy cách, kích thước phong thủy chuẩn và được đánh bóng bề mặt hoặc điêu khắc hoa văn

MỘ ĐÁ KHỐI NỔI BẬT HƠN CÁC LOẠI MỘ KHÁC ?
• Do mộ đá khối được lắp đặt và sản xuất sẵn tại xưởng nên có thể cung cấp ngay cho quý khách hàng có nhu cầu mà không phải mất quá nhiều thời gian so với các loại mộ khác.
• Do được làm từ những tấm đá nguyên khối tự nhiên nên mộ đá khối có độ bền vĩnh cửu, không bị nứt nẻ hay phai màu như các loại mộ khác khi chịu tác động của thiên nhiên.
• Mộ đá khố có thể đánh bóng, điêu khắc hoa văn phù hợp với văn hóa Việt mà không bị phai mờ theo thời gian nhờ vào các công nghệ tiên tiến hiện nay.
• GIÁ: Với chất lượng bền vững vĩnh cửu, vẻ đẹp trang trọng, tôn kính nổi bật hơn hẳn so với các loại mộ khác, nhưng về giá rất phù hợp với khả năng của quý khách hàng có nhu cầu gửi gắm đến những người thân ở cõi vĩnh hằng.
Để các bạn hiểu hơn về mộ đá khối mình xin chia sẽ các bạn một số hình ảnh minh họa về mộ đá khối. Ngoài ra về hình ảnh minh họa các bạn có thể xem tại bài viết trước của khaccotghitam nhé. Đây là bài viết trước bài viết " chia sẻ và đóng góp hình ảnh mộ đá khối" (http://www.nhomai.vn/forum/showthread.php?t=9489) của khaccotghitam nè.

Người viết: khaccotghitam
Tài liệu và hình ảnh gủi kèm tham khảo: công ty bia mộ đá khối Nguyễn Duy (http://www.nguyenduystone.com/product/category/64/mo-phat-giao.html)

tanphuoc
19-10-2012, 03:18 PM
Ban đầu con người chú ý cả việc chọn đất làm nhà (陽宅, dương cơ), dựng chùa...và đặt mả (陰宅, âm phần) và cổ nhân cho rằng “Nhất dương thắng Thập âm”. Nhưng về sau dương cơ chỉ cốt lấy hướng còn âm phần thì được quan tâm đến cả vị trí, thế đất, hình thù đám đất và hướng. Chọn được nơi đất tốt, xây cho mồ tên mả đẹp rồi vẫn cần chú ý việc săn sóc mộ phần của tổ tiên.

1.Trước hết, cần phân biệt:

- Mộ phần (H: 墓墳, A: The tomb, P: Le tombeau) là cái mả đắp cao lên.

- Mộ bia (H:, A: The tombstone, P: La pierre tumulaire) là tấm đá đặt trước mộ, trên đó có ghi tên tuổi, chức phận của người chết để lưu truyền cho con cháu.

- Mộ chí (H: 墓誌, A: Epitaph, P: Épitaphe) là bài văn ký sự ghi trên bia đặt nơi mộ, nói về quê quán, phẩm tước và công nghiệp của người chết.

2. Mộ đặt nơi Cát địa chưa đủ mà phải chăm sóc cho tốt:

Dân gian tin rằng, nếu người chết được chôn vào một đất tốt 吉宅 về phong thủy thì sẽ truyền được Phúc Đức cho con cháu đời sau. Việc đặt được huyệt tốt, cầu nguyện Phúc, Lộc, Thọ ai cũng đều muốn bởi nó là một nhu cầu có thật : Yên lòng! Song dân gian cũng cho rằng: người ta khi đã về nơi "chín suối" là thuộc phần Phúc, những người đang sống ở cõi dương gian là thuộc phần Đức. Khi còn sống có tu thân tích Thiện, Đức khi chết đi thiện đức ấy sẽ hóa thành Phúc, làm cội rễ cho dòng tộc, cho con cháu. Đó là cái lộc trời ban cho con cháu, tự nhiên mà tới. Nếu lúc sống làm nhiều điều ác thì khi mất, dù có chôn ở mảnh đất cát địa thế nào cũng không thể tạo phúc được cho cháu con.

Hơn nữa, người Việt rất tôn trọng tổ tiên và quan niệm "sự tử như sự sinh" nên rất coi trọng việc săn sóc mộ phần, coi đó là một trong những hình thức thờ phụng người đã mất. Việc tu chỉnh, sửa sang, chăm sóc mộ phần được tự giác coi đây như một nếp văn hóa mang đậm ý nghĩa đạo lý nguồn cội.

Bàn về vấn đề này, khi trả lời câu hỏi: Theo chị “người cõi âm” cần gì ở chúng ta?, nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng tâm sự: “Tôi nhấn mạnh, người cõi âm rất cần ở chúng ta những tấm lòng và họ rất sợ bị người thân quên lãng. Có ai đó cho rằng chết là hết cho nên người “âm” dễ dàng bị lãng quên. Thực tế, hương linh rất sợ sự cô quạnh hẩm hiu, họ luôn trông chờ tình cảm tưởng nhớ của người thân nghĩ về họ. “Người cõi âm” không xài tiền, không ăn mặc như chúng ta, nhưng họ lại nhận ở chúng ta đầy đủ cả tấm lòng. Khi chăm sóc mộ phần, hài cốt, lo hương khói cúng giỗ v.v… thì “người âm” sẽ nhận được sự thành tâm của người dâng cúng".

Thường việc này được thực hiện vào dịp trước Tết, trước ngày cúng giỗ và dịp Thanh minh. Song cũng có khi nhân tiến hành một việc lớn, gia chủ cũng ra thăm phần mộ để kính cáo với tiền nhân và cầu xin phù hộ.

Những công việc làm là: dọn cỏ, kiểm tra tính nguyên vẹn của mộ phần, quét dọn (khi chưa ốp gạch thường có việc quét vôi), rào lại những chỗ bị phá...Khi thấy Cát, Vượng thì yên lòng; nếu gặp Xấu, Hãm cần hoá giải. Trường hợp mộ bị sụt hay trong gia đình có sự xấu hoặc sẽ chuyển đi xa thực hiện nghi lễ Tạ mộ. Lễ gồm trầu, cau, xôi, chuối, rượu, gà, gạo, muối, vàng, mã. Đồ lễ đặt trước mộ, con cháu khấn vái, chú ý khấn cả Thổ thần nơi đặt mộ (Dẫn hồn sứ giả Ngũ đạo tướng quân, Đương sứ Thổ địa chính thần) và phải viết Sớ.

3. Thái độ gia chủ khi bị coi là "động mộ":

Động mồ động mả là mồ mả bị sụt lở, ngập lụt, bị trâu bò giầy xéo phóng uế, người đào mương, nổ mìn...phá đi sự nguyên vẹn của nấm mồ; rễ cây, măng tre, cây chuối rừng... mọc xuyên qua đội nắp tiểu lên.... Dân gian tin rằng mồ mả bị đụng chạm thì vong linh tổ tiên sẽ không vui vẻ, siêu thoát để phù hộ con cháu làm cho người sống sẽ gặp khó khăn, có người lâm trọng bệnh, anh em lục đục bất hoà, "trai phu dâm phụ", làm ăn thua lỗ...

Khi đó, gia chủ cần tự kiểm tra xem trong gia đình mình có sự thay đổi gì khác thường xấu hơn so với lúc cha mẹ c̣òn sống hay so với trước kia không kết hợp nhờ thầy xem xét. Nếu đúng, để yên tâm, con cháu phải làm lễ cải táng lần hai, nghĩa là phải mang hài cốt đi chôn chỗ khác.

Người ta chọn ngày lành tháng tốt, làm lễ xin phép Thổ thần rời mộ đi chỗ khác. Lễ xong thì thực thi công việc tương tự khi cải táng: đào mả cũ, mở nắp tiểu, dùng nước thơm rửa sạch hài cốt, đặt vào một chiếc tiểu sành mới. Nhiều trường hợpợp chỉ đào lấy tiểu lên chuyển đi mà không rửa xương, thay tiểu mới (nhất là khi quy tập như việc gia đình thực hiện hồi tháng 12/2001 với mộ bà nội tôi). Trước khi chôn chiếc tiểu, phải làm lễ cáo Thổ thần của khu đất mới.Sau đó, xây mộ mới.

Khi đó, Tổ tiên được mồ yên mả đẹp, được cao nấm ấm mồ, sẽ phù hộ con cháu.

4. Khi bị mộ nhà khác đặt “chướng”:

Do vô tình, hay hữu ý mà những ngôi mộ đặt sau thẳng chiếu trực khuynh, hãm minh đường, hưởng hết lộc nhà mình cần bình tính tìm cách tháo gỡ, hạn chế tác hại xấu. Đặc biệt chú ý rằng chớ có tin thấy bói rằng “Mộ Tổ nhà X bị Mộ Tổ nhà Y trực chiếu” hay “cản” mà quá lo lắng, đang tâm tìm cách yểm bùa, đào, xê dịch mộ nguời hay tìm cách “khắc chế”, “đấu Phong thủy” theo luật Ngũ Hành (như đắp núi chế hồ, trồng cây hạn đồi, dùng rào sắt khắc rào tre...). Bởi biết đâu nhà kia vô tình hoặc nếu hữu ý thì cứ tin rằng “mình phụ ngươì là họa, nguời phụ mình là phúc” nên nếu cố khắc chế, chuyển hãm sang nhà kia thì chỉ hại thêm. Đó còn chưa nói đến việc “thầy” thấp tay không trị được tà ma hay bản thân thầy “hai mang” càng nguy!.

5. Sự việc liên quan đến mộ của gia đình:

Bố tôi tuổi Quý Hợi, mệnh Khôn - Thổ khi hung táng vào Thứ Tư 22/01/1997 (tức là ngày 14 tháng Chạp năm Bính Tí) do ông Kiên (người gốc Tiên Lãng, ở Xuân Quang) đặt mộ hướng Tây Bắc thuộc hướng Diên niên. Ngôi mộ này phía sau có Hậu chẩm là tựa vào Rùa đen (Huyền Quy) là dãy đồi nhà anh Mão; trước mặt có Minh đường là Phượng hoàng đỏ thấp hơn như cái ghế để chân là quả đồi thuộc Cốc Sâm; bên trái có Rồng xanh (tả Thanh Long) là dãy đồi hồi nhà ông Sơn nằm cao hơn; bên phải có Hổ trắng (hữu Bạch Hổ) là dãy đồi thấp kế tiếp núi Cốc Sâm. Xa hơn có dòng nước chẩy và con đường vào xóm coi như huyết mạch của đất.

Việc cải táng tiến hành vào ngày 20 tháng 12 năm 2001, tức là ngày mồng 6 tháng mười một 初六日 十一月大, hay ngày Đinh Tỵ, tháng Canh Tý 6 năm Tân Tỵ 辛巳年, 庚大月, 己午日. Vị trí đất giao cho chú Luân báo cáo chính quyền địa phương và chọn. Việc đặt hướng tôi nhờ cụ Luân (ở Duyên Hải, tx Lào Cai) xem và cụ dặn tôi “đặt mộ mà khi ngồi dậy sẽ nhìn về hướng mặt trời lặn”. Tôi đã thực hiện đúng vì khi tự nghiên cứu thấy đó là hướng Thiên y, hơi chệch lên Bắc sẽ là Diên niên, ghé xuống Nam sẽ là Phúc đức đều là hướng lành với tuổi cha. Mầu gạch ốp là mầu Hồng (sinh vượng cho mệnh Thổ). Còn bà nội tôi đưa ra quy tập vẫn theo hướng này. Ngoài ra còn một phần đất giành sẵn cho việc Cát táng sau này. Khu Lương tộc chi mộ (Đệ Ngũ và Đệ Lục đại) này có kích thước 4, 5 x 3 m được xây tường bao, đầu các ngôi mộ quay hướng Đông (hướng Mão), cửa mở chính giữ, tức phía trước mộ thân phụ tôi. Dự định sẽ hoàn chỉnh sau khi mẫu thân tôi về với phụ thân tôi nên tất cả tường bao đang ở dạng thô.

Đúng 8 năm sau, hôm về cưới cháu Phạm Việt Anh (con trai Lương Thị Dưỡng và Phạm Thị Nhật) sáng Thứ Sáu, ngày 25/12/2009 (tức là ngày 10/11 Kỷ Sửu) tôi nghe nói có ngôi mộ đang xây chắn trước khu mộ nhà mình. Tôi ra được biết đó là phần mộ anh Bùi Văn Quyết (sinh năm 1953 tại quê Nam Định) vốn là dân Cốc Sâm khu km 36 cùng xã Phong Niên. Anh này mất 2004 do ung thư (vừa bốc tối hôm trước). Xem kỹ thấy mộ này đặt hướng Đông Nam, cách tường rào khu mộ nhà tôi hơn 1 m và góc phía Đông ngôi mộ này trực chiếu ngay vào chân dung phụ thân tôi khắc trên mộ. Như thế vừa trực chiếu, vừa phạm vào thế đại kị kiểu “góc ao, đao đình”. Mộ này góc Tây cũng trực chiếu mộ liền phía sau đã đặt năm 2001 của anh Bùi Văn Chi, chồng chị Cúc. Nghe nói mộ do ông Kéo đặt. Vợ, các em tôi rất bực định làm to chuyện. Tôi nói: đất của chung, họ đặt là quyền họ và chắc khi tìm hướng, thầy Kéo cũng chưa hình dung khi xây lên nó lại tạo thế “đâm góc” như vậy, gia đình người quá cố đã xây gần xong phần thô rồi vẫn phải tiếp tục thôi.

Tôi nghĩ, cũng là hàng xóm cùng xã cả, tìm cách “hoá giải”, “tích cự tự bảo vệ mình” chứ không nên "khắc chế" là hay hơn. Tôi lên gặp gia chủ đúng lúc họ cũng vừa tan bữa rượu nên có người rất căng, lôi cả chuyện hồi nhà tôi xây mộ ra nói. Nhưng may mà em và con anh Quyết khá bình tĩnh và đồng ý cách giải quyết của tôi, nghĩa là họ không xây cao hơn 1,6 m và không xây tường bao nữa. Tôi về bàn với các em đưa ra 3 phương án:

1. Xây một bức bình phong phía trước cửa vào khu mộ và cách tường bao 70 cm. Cách này hay, đẹp, hoá giải tốt nhất nhưng lại gây hẹp cho khuôn viên mộ anh Quyết và mất đường vào mộ bố anh Xưởng nên không thuận.

2. Xây bức bình phong phía trước mộ bố tôi, phía trong cửa tuy cũng tốt, tạo cảnh đẹp nhưng lại thu bới khuôn viên đã có và nhất là quá chật khi vào thăm mộ.

3. Bịt cổng ra vào lại và mở cổng mới bên góc Tây Nam. Cách này không đẹp mấy, lại hạn chế minh đường nhưng thuận cho đường trần, giữ được hoà khí.

Khi bàn, người thiên về phương án 3, nhiều người thiên phương án 1, không ai chọn phương án 2. Thuộc, Luân bận tiếp khách gọi không ra, Bình đã về. Thức, Hoàn nói tuỳ bác. Chờ ý kiến Tràng lâu, do vậy tôi quyết theo phương án 3. Giao cho Thức, Hoàn mua vật liệu và sáng hôm sau, Thứ Bẩy thi công luôn.

Phần tôi về ngay Lào Cai tính toán và nghiên cứu việc hoá giải. Dựa vào ý tưởng và phác thảo từ hồi 12/2001, tôi tìm chữ, tính kích tấc rồi tự thiết kế, đánh máy chữ Việt, chữ Hán và cho đặt khắc 2 bia đá có kích thước 53 x 32,5 cm. Tấm 1 lượn tròn cạnh trên, mặt có 2 dòng chữ cong: “LƯƠNG TỘC CHI MỘ”, “*Đệ Ngũ và đệ Lục Đai*”, dòng chữ Hán thẳng: “阴德不忘” và dòng chữ ghi âm đọc: “ÂM ĐỨC BẤT VONG” . 4 dòng này có nghĩa chỉ đây là nơi chôn cất của các vị đời thứ Năm và đời thứ Sáu của họ Lương đồng thời nói rõ ý: Con cháu không bao giờ quên ân đức người đã mất. Bia này gắn ¼ phía trên tấm xây mới bịt cửa. Phía dưới tấm bia này còn đôi câu đối: “Nguyện cầu vĩnh viễn âm phần; Phù hộ vững bền miêu duệ” với ý nghĩa mong cho mồ mả tổ tiên yên ổn dài lâu, phù hộ cho con cháu phát triển vững bền. Tôi cũng không đồng ý gắn gương “Bát quái” theo đề xuất của một số người” bởi như đã nói trên “hại người chẳng bõ khi người hại ta” và mình cốt bảo vệ lấy mình là hơn. Tấm 2 cạnh trên để thẳng, có khắc dòng chữ Hán: “克昌厥後”, chữ Việt: “KHẮC XƯƠNG QUYẾT HẬU” với nghĩa “Thịnh vượng cho đời sau”. Các tấm bia đá sẽ được gắn vào ngày 30/12/2009.

9 rưỡi sáng ngày 26/12 tôi về đến khu mộ, gia đình anh Quyết công nhận khi xây lên cao trong “chướng” thật! và không có thắc mắc gì phương án tôi đề ra. Lúc này Hoàn, Thức và cháu Hào đã xây bịt cổng và phá cửa rồi. Tôi chỉnh lại đôi chút cho hợp kích thước và thiết kế của mình. Mẹ tôi nhất trí, tin tưởng và còn nới “Khấn xong xin đài được ngay".

Tóm lại: việc tìm vị trí đất, định hướng đặt mộ; việc hoá giải khi động mộ, bị mộ khác xung chiếu là vấn đề “tâm linh” không được coi thường, xem nhẹ. Nhưng nếu chi tiết quá, lo lắng hay mê tín quá sẽ rối thêm, nhỡ việc, trái quy tắc văn minh hiện đại, đôi khi mất đoàn kết xóm thôn. Hơn nữa, tính linh ứng của kiểu đất bởi “Thiên trợ táng” 天助葬 sẽ hơn hẳn “Nhân tự táng” 人自葬. Mọi sự hài hoà, cân đối, sáng sủa, vị thế của mảnh đất, cảnh quan (núi non, gò đống, cây cỏ, đường đi, suối ngòi) nơi đó có thể cải thiện, hóa giải phần nào những “hãm” của huyệt địa.

Trong đó yếu tố “Tâm linh” cốt để cháu con yên tâm hoàn tất việc báo hiếu chứ đúng như người xưa từng nói “Xương người chết sao cầu được Phúc”. Điều căn bản là con cháu “Tâm thành tất linh ứng” (心誠必靈應), nhớ câu “Tiên tích Đức, hậu tầm Long” (先積德後尋龍) và nếu mong muốn học hành, thi cử và quan vận hanh thông hãy nhớ lời cổ nhân: 一分二缘三風土四積阴公五讀书 “Nhất phận, nhì duyên, tam phong thổ, tứ tích âm công, ngũ độc thư”. Nghĩa là: một là nhờ số mệnh, hai là nhờ ngoại duyên, ba là vì phong thuỷ, bốn là vì âm đức, năm là vì học hành bởi xưa nay “Đức năng thắng số” (德攮勝數) cũng nhiều. Đừng quá câu nệ vào Cát địa mà "há miệng chờ sung"!.