PDA

View Full Version : LỄ KHAI MỘ (mở cửa mã)


accap
19-10-2012, 03:17 PM
A. LỄ KHAI MỘ:

Đây thực ra là một nghi thức theo phong tục tập quán (chứa đựng nhiều điều chỉ căn cứ trên tinh thần "Xưa bày nay làm" - có ít nhiều sự sai biệt theo từng vùng, miền) thể hiện một cách rỏ nét xu hướng dung hòa tam giáo: Phật, Khổng, Lão của người Việt Nam mà đối với Phật giáo chỉ được xem là một "phương tiện" cứu khổ độ sinh. Bản thân người viết bài này chưa tìm được cứ liệu chính xác nên không dám lạm bàn.

Vì các thức cúng lễ hơi rườm rà, muốn chia sẻ với những người quan tâm - đặc biệt là người đang ở trong hoàn cảnh có người thân vừa mới qua đời - không bị bối rối khi thực hiện nghi thức này nên người viết mới mạo muội đưa lên diễn đàn nhằm giúp mọi người có thêm thông tin tham khảo. Rất mong được sự chỉ dạy góp ý thêm.

I. Chuẩn bị: các thức cúng gồm

1. Một cái than bằng bẹ chuối (nam 7 bặc, nữ 9 bặc), môt cây mía lao để cả ngon, một ít tiêng vàng mã
2. Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng đất đai, 1 cúng vong)
3. Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng nước, 1 đựng nước - bịt lại bằng nilon trên đầu
4. Bốn cây đèn cầy
5. Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần)
6. Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)
7. Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu
8. Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)

II. Sắp đặt lễ cúng:

- Cắm ba ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ, dựa cái than vào 3 ống truc, đằng sau, phía trên để cái bài vị.
- Bày hai mâm lễ cúng có chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiêng vàng mã trước mộ (dưới chân) để cúng vong và ở một nơi sạch sẻ gần đó để cúng thần.
- Cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và giữa mộ phần.
- Thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần cũng như ở các ngôi mộ xung quanh.
- Để cây mía và lồng chim phía bên phải ngôi mộ.

III. Nghi thức cúng:

- Thắp nhang khấn xin chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.
- Thầy tụng kinh thỉnh chư vị tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh
- Gia đình chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm phật, vừa rải đậu.
- Sau khi đi đủ ba vòng trở lại vị trí cũ, phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.

B. CÚNG HÀNG NGÀY và TUẦN THẤT:

- Hàng ngày gia đình dùng thức gì dọn cúng thức ấy (nếu cúng chay là tốt nhất nhưng với điều kiện là gia đình hay ít nhất người đứng ra cúng phải ăn chay để tránh phải đổ bỏ thức ăn dư thừa)
- Cư bảy ngày một lần (tính luôn ngày mất) thì sắp cúng trang trọng hơn ngày thường một chút (thêm 3 mâm cúng đất đai, ông bà và cúng cô hồn) - Đêm trước đến chùa xin lễ cầu siêu và mời thầy hôm sau về nhà cúng vong. VD: mất vào thứ tư thì tối thứ hai cầu siêu, trưa thứ ba cúng cơm.

* Thất thứ ba (21 ngày), thứ bảy (49 ngày), 100 ngày, giáp năm, mãn tang là những ngày quan trọng gia đình cần có sự chuẫn bị sắp đặt cho trang nghiêm để hương linh an lòng và gia đình cũng không phải áy náy sau này. không cần phải quá linh đình, cũng không nên quá xuề xòa mà hàng xóm chê cười.

* Việc cúng nhà, kho, vật dụng, giấy tiền vàng mã... đối với đạo Phật là một việc không cần thiết, tuy nhiên đây là một tập quán lâu đời khó lòng thay đỗi trong tất cả mọi người nên tình trạng người ngoài nói ra nói vào (bảo rằng nằm mông thấy người chết than đói, lạnh...) để tránh tình trạng này, nếu chưa vững tin vào phật giáo thì thôi cứ "phương tiện" cúng một ít gọi là cho đủ lễ đễ sau này ai nói gì mình cũng không phải nghĩ ngợi bâng khuâng (?). khi đã cúng đủ lễ rồi thì sau này không cần cúng thêm nữa.

* Trong thời gian cư tang gia đình nên quy y tam bảo, ăn chay niệm phật, làm lành lánh dử, bố thí phóng sanh, giúp đỡ người nghèo, tạo công đức lành để hồi hướng công đức cho hương linh sớm siêu sanh tịnh cảnh. cần tránh việc sát sanh hại vật, rượu chè cờ bạc, đàn ca xướng hát, tranh dành tài sản... sẻ làm cho hương linh buồn giận không thể siêu sanh thoát hóa.

* Không nên đi xem ông đồng bà cốt, soi căn trục hồn... không có lợi ích gì mà còn làm cho gia đình càng thêm hoan mang lo lắng bất an ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mọi người trong gia đình.

Như đã nói ở trên, rất nhiều nghi thức liên quan đến lễ tang cúng kiếng .v.v. chỉ là phong tục tập quán lâu đời được đan xen bởi nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng, muốn hiểu và thực hành "đúng" không phải là chuyện dễ. riêng đối với đạo Phật thì những vấn đề ấy đã được phân tích đúng sai tường tận từ lâu nhưng vì còn nhiều người không chịu tìm hiểu nên phần lớn các chùa cũng đành phải "phương tiện" tùy duyên mà thôi. Ai có duyên và muốn tìm hiểu sâu hơn xin mời vào các trang nhà Phật giáo như thuvienhoasen.com, daophatngaynay.com, quangduc.com sẽ học được nhiều điều bổ ích.

qnkha
19-10-2012, 03:17 PM
bạn làm ơn sửa lại bài viết của bạn bằng tiếng việt có dấu trên toàn diễn đàn bạn nhé!

cpthienhoa
19-10-2012, 03:17 PM
Bài đã được sữa, cảm ơn bạn hongquy và BQT/NTO

hieuducco
19-10-2012, 03:17 PM
Lễ Khai Mộ (3 ngày mở cửa mã) và cúng Tuần Thất

A. LỄ KHAI MỘ:

Đây thực ra là một nghi thức theo phong tục tập quán (chứa đựng nhiều điều chỉ căn cứ trên tinh thần "Xưa bày nay làm" - có ít nhiều sự sai biệt theo từng vùng, miền) thể hiện một cách rõ nét xu hướng dung hòa tam giáo: Phật, Khổng, Lão của người Việt Nam, đối với Phật giáo chỉ được xem là một "phương tiện" cứu khổ độ sinh. Bản thân người viết bài này chưa tìm được cứ liệu chính xác nên không dám lạm bàn.

Nhưng vì các thức cúng lễ hơi rườm rà, muốn chia sẻ với những người quan tâm - đặc biệt là người đang ở trong hoàn cảnh có người thân vừa mới qua đời - không bị bối rối khi thực hiện nghi thức này nên người viết mạo muội đưa lên diễn đàn bài này nhằm giúp mọi người có thêm thông tin tham khảo. Rất mong được sự chỉ dạy góp ý thêm.

I. Chuẩn bị: các thức cúng gồm

1. Một cái thang bằng bẹ chuối (nam 7 bậc, nữ 9 bậc), môt cây mía lao để cả ngon, một ít tiền vàng mã
2. Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng đất đai, 1 cúng vong)
3. Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng gạo, 1 đựng nước - bịt lại bằng nilon trên đầu
4. Bốn cây đèn cầy, một bó nhang lớn, 3 cây nhang trung (cở ngón tay út)
5. Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần)
6. Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)
7. Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu
8. Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)
* Lưu ý: Nên sử dụng chén, đĩa.. bằng nhựa dùng một lần - cúng xong để lại tại mộ luôn không dọn về.
- Khi đi ra mộ gia quyến nhớ mặc đồ tang, mang theo cái bài vị.
- Chuẩn bị sẵn ba mâm cơm canh để về nhà cúng an linh

II. Sắp đặt lễ cúng:

- Cắm ba ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ, dựa cái thang vào 3 ống truc, đằng sau phía trên để cái bài vị.
- Bày hai mâm lễ cúng có chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiền vàng mã, một mâm trước mộ (dưới chân) để cúng vong và một mâm ở một nơi sạch sẽ gần đó để cúng thần.
- Cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và giữa mộ.
- Thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần cũng như ở các ngôi mộ xung quanh.
- Để cây mía và lồng chim phía bên phải ngôi mộ.

III. Nghi thức cúng:

- Thắp nhang khấn xin chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.
- Thầy tụng kinh thỉnh chư vị tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh
- Gia đình chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm Phật, vừa rải đậu.
- Sau khi đi đủ ba vòng trở lại vị trí cũ, phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.

B. CÚNG HÀNG NGÀY và TUẦN THẤT:

- Hàng ngày gia đình dùng thức gì dọn cúng thức ấy (nên cúng chay là tốt nhất nhưng với điều kiện là gia đình hay ít nhất người đứng ra cúng phải ăn chay để tránh phải đổ bỏ thức ăn dư thừa mà mắc tội.)
- Cứ bảy ngày một lần (tính luôn ngày mất) thì sắp cúng trang trọng hơn ngày thường một chút (thêm 3 mâm cúng đất đai, ông bà và cúng cô hồn) - Đêm trước đến chùa xin lễ cầu siêu và mời thầy hôm sau về nhà cúng vong. VD: mất vào thứ tư thì tối thứ hai cầu siêu, trưa thứ ba cúng cơm.

* 21 ngày (Tam thất), 49 ngày (Chung thất), 100 ngày (Bách nhật), giáp năm (Tiểu tường), mãn tang - 2 năm (Đại tường) là những ngày quan trọng gia đình cần có sự chuẩn bị sắp đặt cho trang nghiêm để hương linh an lòng và gia đình cũng không phải áy náy về sau. Không cần phải quá linh đình, cũng không nên quá xuề xòa mà hàng xóm chê cười.

* Nếu gặp năm nhuần thì theo nguyên tắc"còn tang tính tháng, hết tang tính ngày" nghĩa là cứ đếm đủ 12 tháng thì cúng giáp năm, 24 tháng thì cúng mãn tang (theo phong tục xưa là 27 tháng - gọi là 3 năm), sau đó cứ đúng ngày tháng mất thì cúng giỗ, không kể năm có nhuần hay không

* Việc cúng nhà, kho, vật dụng, giấy tiền vàng mã... đối với đạo Phật là một việc không cần thiết, tuy nhiên đây là một tập quán lâu đời khó lòng thay đổi trong tất cả mọi người nên tình trạng người ngoài nói ra nói vào (bảo rằng nằm mông thấy người chết than đói, lạnh...) làm người nhà chao động niềm tin, bán tín bán nghi... Để tránh tình trạng này, nếu chưa vững tin thì thôi cứ "phương tiện" cúng một ít gọi là cho đủ lễ, để sau này ai nói gì mình cũng không phải nghĩ ngợi bâng khuâng (?). Khi đã cúng đủ lễ rồi thì sau này không cần cúng thêm nữa.

* Trong thời gian cư tang gia đình nên quy y Tam Bảo, ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dữ, bố thí phóng sanh, giúp đỡ người nghèo, tạo công đức lành để hồi hướng công đức cho hương linh sớm siêu sanh tịnh cảnh. cần tránh việc sát sanh hại vật, rượu chè cờ bạc, đàn ca xướng hát, tranh dành tài sản... sẽ làm cho hương linh buồn giận không thể siêu sanh thoát hóa.

* Không nên đi xem ông đồng bà cốt, soi căn trục hồn... không có lợi ích gì mà còn làm cho gia đình càng thêm hoang mang lo lắng bất an ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mọi người trong gia đình (phần lớn các trường hợp khi được gọi hồn về đều nói là người nhà đang bị đói khát, đánh đập hành hạ, không vào nhà được... cần phải lập đàn, cúng vái ... rất tốn kém mà cũng không thể biết thực hư ra sao vì xác xuất nói đúng chỉ là 50/50)

Như đã nói ở trên, rất nhiều nghi thức liên quan đến lễ tang cúng kiếng .v.v. chỉ là phong tục tập quán lâu đời được đan xen bởi nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng, muốn hiểu và thực hành "đúng" không phải là chuyện dễ. Riêng đối với đạo Phật thì những vấn đề ấy đã được phân tích đúng sai tường tận từ lâu nhưng vì còn nhiều người không chịu tìm hiểu nên phần lớn các chùa cũng đành phải "phương tiện" tùy duyên mà thôi. Ai có duyên và muốn tìm hiểu sâu hơn xin mời vào các trang nhà Phật giáo như thuvienhoasen.com, daophatngaynay.com, quangduc.com sẽ biết được nhiều điều rất bổ ích.