PDA

View Full Version : Có hay không một cuộc chạy đua hạt nhân ở châu Á?


vhktuan
18-10-2012, 04:40 PM
Có hay không một cuộc chạy đua hạt nhân ở châu Á?

(Dân trí) - Tổng thống Hàn Quốc vừa chính thức gióng hồi chuông cảnh báo về một khả năng đang có chiều hướng trở thành hiện thực: căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên châm ngòi cho cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á.
>> Mỹ đã sẵn sàng “nghênh đón” tên lửa Triều Tiên ở Hawaii (http://dantri.com.vn/Thegioi/My-da-san-sang-nghenh-don-ten-lua-Trieu-Tien-o-Hawaii/2009/6/332046.vip)
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/06/20/nuclear200609.jpg
Mô hình các tên lửa được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul.

“Việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân là một mối đe doạ, và tất nhiên động thái của Bình Nhưỡng sẽ lôi kéo các nước khác. Đây sẽ là mối đe doạ với an ninh cũng như hoà bình của khu vực”, Tổng thống Lee Myung-bak nói tại Nhà Xanh ngày hôm qua, chỉ một ngày sau khi kết thúc chuyến công du Mỹ và có cuộc gặp quan trọng với người đồng cấp Barack Obama.

Ông Lee cũng cảnh báo về khả năng huỷ diệt của vũ khí hạt nhân cũng như phổ biến loại vũ khí này. “Nếu công nghệ hạt nhân này rơi vào tay của những kẻ xấu xa, cuộc sống thường ngày của chúng ta sẽ thường trực những lo sợ và căng thẳng”.

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Hàn Quốc làm nổi bật hai mối lo ngại chính về chương trình hạt nhân của Triều Tiên: Thứ nhất, các nước như như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể xúc tiến phát triển các kho vũ khí riêng nếu chương trình hạt nhân của Triều Tiên không được ngăn chặn. Thứ hai, Triều Tiên có thể bán công nghệ của họ cho nước khác.

Ông Lee đưa ra tuyên bố này khi Mỹ tuyên bố Bộ Quốc phòng đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quanh Hawaii (http://dantri.com.vn/c36/s36-332046/my-da-san-sang-nghenh-don-ten-lua-trieu-tien-o-hawaii.htm), sau khi có tin Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo tối tân nhất theo hướng đến quần đảo này cùng thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm Ngày Độc lập của Mỹ vào tháng tới.

“Khả năng” đến mức nào?

Tình hình bán đảo Triều Tiên đột ngột nóng lên sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ thử hạt nhân lần thứ hai hôm 25/5. Sau đó, Triều Tiên liên tiếp thực hiện 3 lần phóng thử tên lửa, bắn đi 6 quả tầm ngắn.

Tin tức tình báo từ Mỹ khẳng định kể từ giữa những năm 1980 đến nay, Triều Tiên đã chế tạo được 100-300 đầu đạn hạt nhân trong một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân bí mật. Triều Tiên cũng đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào cuối những năm 1980 và có 2 quả tên lửa loại này được bắn thử vào ngày 29/5/1993. Từ năm 2003, tình báo Mỹ đã kết luận rằng Triều Tiên có tên lửa đạn đạo tầm bắn tới các khu vực phía Tây nước Mỹ và thậm chí có thể bắn tới các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Mỹ.

Theo tin tức từ Nhật Bản, Triều Tiên có 3 bãi phóng tên lửa, đó là tại Kitteryong (gần giới tuyến quân sự với Hàn Quốc), ở Dongchang-ri (gần Biển Hoàng Hải) và tại Musudan-ri (phía đông bắc Triều Tiên).

Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang được đặt trong tình trạng báo động mức cao nhất kể từ năm 2006, sau khi Triều Tiên thử hạt nhân và đe dọa tấn công quân sự. Hàn Quốc đã đưa một khu trục hạm 3.500 tấn đến gần lãnh hải phía tây, còn các tàu nhỏ hơn và thuyền cao tốc chặn giữ ở biên giới trên biển với Triều Tiên. Là nước có một lực lượng quân sự mạnh với mức đầu tư đứng thứ 10 thế giới, Hàn Quốc cũng không ngần ngại úp mở về khả năng “trả đũa mạnh” nếu bị Bình Nhưỡng tấn công.

Trong khi đó, ở Nhật Bản, mối đe dọa từ Triều Tiên luôn là cái cớ để cánh hữu kêu gọi tăng cường tiềm lực quốc phòng.

Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng với kho dự trữ plutoni và ưu thế về công nghệ, Nhật Bản có thể nhanh chóng sản xuất vũ khí hạt nhân. Khả năng này chắc chắn đang được ban lãnh đạo Nhật Bản tính đến, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng và có nhiều nghi ngờ rằng lực lượng quân sự Mỹ-Nhật không dễ gì tấn công để vô hiệu hóa hệ thống tên lửa của Triều Tiên.

Để đối phó với căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ cùng Nhật Bản và Hàn Quốc, về công khai, hiểu rằng cần có nhận thức đầy đủ với mối đe dọa này và vẫn thống nhất quan điểm giải quyết vấn đề bằng ngoại giao. Nhưng không thể phủ nhận, có một cuộc chạy đua để khẳng định sức mạnh riêng đang âm ỉ trong lòng căng thẳng này.

Nguyễn Viết