PDA

View Full Version : cập nhật tin tuc nước ngoài ngày 9-3 trên nhiều tờ báo !!!


pjhuyenhanh
18-10-2012, 04:35 PM
Hy Lạp: Tàu hỏa trật đường ray, 23 người bị thương

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080308/18/932512927-hy-l-p-t-u-h-a-tr-t-ng.jpg?x=180&y=134&sig=b_wS_oA8bSEKGT5S84vBAw--

TT- - TTO - Ngày 8-3, một tàu hỏa chở khách bị trật đường ray ở miền trung Hy Lạp làm ít nhất 23 người bị thương. Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tai nạn.



Nguồn tin cảnh sát cho biết đoàn tàu hỏa đi từ thủ đô Athens đến thành phố Alexandroupolis nằm ở đông bắc Hy Lạp. Khi đến gần thị trấn Larissa thì xảy ra sự cố. Ít nhất 5 toa tàu bị trật bánh. Các nhân viên cứu hộ đã phải phá cửa sổ các toa tàu để cứu những người bị mắc kẹt bên trong.

Hãng tin Reuters đưa tin 6 người bị thương nặng và đã được đưa đến bệnh viện. Các nguồn tin ban đầu cho biết có thể đoàn tàu bị trật bánh do lỗi kỹ thuật.


Malaysia bầu cử quốc hội

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080309/00/4052250709-malaysia-b-u-c-qu-c-h-i.jpg?x=150&y=222&sig=6byFChpDEzxp0nJRDxk7ow--

TT- - TTO - Ngày 8-3, cử tri tại Malaysia đã đi bỏ phiếu bầu quốc hội mới với các dự báo liên minh cầm quyền sẽ tiếp tục giành chiến thắng, tuy nhiên sẽ không nhận được sự ủng hộ của đa số.



Các phòng phiếu mở cửa lúc 8g giờ địa phương (7g giờ Việt Nam) và đóng cửa lúc 17g (16g giờ Việt Nam), và các kết quả ban đầu sẽ được công bố khoảng 9 tiếng sau.

Theo các nhà phân tích, lạm phát, tỷ lệ tội phạm tăng và căng thẳng sắc tộc đã khiến sự ủng hộ của người dân với liên minh Mặt trận quốc gia của Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi suy giảm. Trước khi diễn ra bầu cử, ông Badawi đã kêu gọi các sắc tộc thiểu số ủng hộ ông.

Đã có một số vụ bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử được ghi nhận ở miền đông bắc Malaysia.

Biểu tình phản đối tranh biếm họa đấng tiên tri tại Afghanistan

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080309/00/3023634317-bi-u-t-nh-ph-n-i-tranh-bi-m.jpg?x=180&y=135&sig=uF26YOgZtF9NCUgsuJvKVA--


TT- - TTO - Xìcăngđan tranh biếm họa có vẻ vẫn chưa đến hồi kết thúc khi ngày 8-3, hàng ngàn người Afghanistan biểu tình hô to các khẩu hiệu chống Đan Mạch do báo chí nước này cho đăng lại tranh biếm họa đấng tiên tri Muhammad của người Hồi giáo.



>> Đan Mạch - Iran lại căng thẳng vì tranh biếm họa

Hàng ngàn người đã tuần hành xuyên qua thành phố Herat, nằm ở miền tây Afghanistan, sau đó tiến vào sân vận động thành phố. Những người tổ chức biểu tình đã lên án Đan Mạch đăng lại tranh biếm họa đấng tiên tri của người Hồi giáo.

Họ cũng phản đối Hà Lan sau khi một nghị sĩ nước này có ý định tung ra một đoạn phim ngắn cho rằng kinh Quran là một “cuốn sách phát xít”. Những người biểu tình cũng hô to các khẩu hiệu chống Mỹ.

Người phát ngôn cảnh sát thành phố Heart, ông Noor Kahn Nekzad, cho biết ước tính có hơn 10.000 người tham gia cuộc biểu tình, tuy nhiên một phóng viên hãng tin AP nói có khoảng 5.000 người.

Căng thẳng bắt đầu vào tháng trước khi các tờ báo hàng đầu của Đan Mạch đã cho đăng lại một bức tranh biếm họa đấng tiên tri Muhammad sau khi cảnh sát Đan Mạch cho biết vừa phá vỡ một âm mưu ám sát họa sĩ đã vẽ các bức tranh biếm họa.

Các quốc gia Hồi giáo lập tức phản ứng bằng làn sóng biểu tình kéo dài trong nhiều tuần.

Tại Afghanistan, việc chỉ trích kinh Quran và đấng tiên tri Muhammad bị xem là tội nặng và có thể bị tử hình. Tuần trước, hơn 200 nhà làm luật Afghanistan đã kêu gọi chính phủ Đan Mạch và Hà Lan ngăn chặn hành vi báng bổ đạo Hồi.

Lao động nhập cư Trung Quốc an lòng

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080309/10/3690831785-lao-ng-nh-p-c-trung-qu-c-an-l.jpg?x=180&y=135&sig=6iVI3SZh1Zpq1buiy0GDDQ--

TT- - TT - Theo Tân Hoa xã, 210 triệu lao động nhập cư đang làm việc và sinh sống ở các thành phố lớn của Trung Quốc kỳ vọng rất lớn vào sự đảm bảo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về quyền lợi an sinh xã hội cho họ đã được thủ tướng thể hiện trong báo cáo chính phủ ngày 5-3.

ADVERTISEMENT

Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: "Chúng tôi kiên quyết thực hiện những cải cách về mặt an sinh xã hội, để tất cả người dân được hưởng quyền lợi ngang nhau".

Nguồn tin Tân Hoa xã nói rõ: năm 2008 Chính phủ Trung Quốc sẽ chi 83,2 tỉ nhân dân tệ (11,7 tỉ USD) để phát triển hệ thống chăm sóc y tế phủ đều khắp cả nước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ chi 6,8 tỉ nhân dân tệ (951 triệu USD) để đầu tư vào kế hoạch nhà ở cho người có thu nhập thấp, tăng 1,7 tỉ nhân dân tệ (238 triệu USD) so với năm 2007…

Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc kiên quyết thực hiện những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của người lao động nhập cư, như đảm bảo cho họ hưởng được mức lương ổn định và đầy đủ, kể cả ngày nghỉ lễ, đồng thời thiết lập một hệ thống trợ cấp và mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế phủ đều lên nhóm đối tượng này. Tiếp theo là đảm bảo con em của người lao động nhập cư được hưởng chế độ giáo dục ngang bằng với trẻ em thành thị.

Lời đảm bảo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tác động đến người dân. Phạm Thụ Thành, một lao động người tỉnh Hà Nam đang làm việc ở Bắc Kinh, dè dặt: "Hơn mười năm đi làm công, tôi chưa biết đến bảo hiểm là gì, hi vọng lời hứa của thủ tướng sẽ trở thành hiện thực".

Cô Hồ Tiểu Yến, đại biểu tham dự hội nghị tại Bắc Kinh, vốn xuất thân từ lao động nhập cư, cho biết chính cô đang kỳ vọng rất lớn vào lời hứa của chính phủ. Bởi hiện nay cô phải chịu cảnh xa con cái vì không kham nổi học phí cho con ở Phật Sơn, Quảng Đông - nơi cô làm việc đã hơn năm năm nay. Tiểu Yến là một trong hàng triệu trường hợp gia đình lao động nhập cư đang có con trong độ tuổi đi học, nhưng vì cuộc sống mà phải chịu cảnh ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục cho con em họ.

Khủng hoảng chính trị Nam Mỹ: Hòa bình lập lại

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080309/10/1763283402-kh-ng-ho-ng-ch-nh-tr-nam-m-h.jpg?x=180&y=135&sig=uCLrOh9bbZ0uvEHchbvFeQ--

TT- - TT - Ngày 7-3, hội nghị thượng đỉnh cấp khu vực ở Dominican đã biến thành dịp để lãnh đạo của ba nước láng giềng Nam Mỹ bắt tay nhau vui vẻ, chấm dứt tạm thời cuộc khủng hoảng được xem là trầm trọng nhất trong lịch sử của ba quốc gia.

ADVERTISEMENT

Thỏa thuận hòa bình mới nhất của ba nước nhấn mạnh: Tổng thống Colombia Alvaro Uribe xin lỗi vụ xâm phạm lãnh thổ Ecuador và hứa sẽ không tái phạm; các nước sẽ chống lại đe dọa đến sự ổn định quốc gia do các nhóm tội phạm thực hiện, tức là đề cập Các lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC).

Tổng thống Ecuador Rafael Correa nhận định lạc quan: "Với lời hứa (của Uribe) là không bao giờ tấn công nước anh em và yêu cầu được tha thứ, chúng ta có thể coi những tai họa chết người chấm dứt từ đây". Còn Tổng thống Venezuela Hugo Chavez hồ hởi tuyên bố: "Chúng tôi hạnh phúc. Hòa bình!".

Ngoài ra, Colombia hứa sẽ không đưa Tổng thống Venezuela Chavez ra tòa án quốc tế để kiện tội diệt chủng. Còn Tổng thống Chavez nói thương mại với Colombia nên tiếp tục tăng, chỉ vài ngày sau khi ông nói: "Tôi không thèm một hạt gạo nào từ nước láng giềng nữa!". Nicaragua - nước vừa cắt đứt quan hệ với Colombia ít ngày trước - nói sẽ phục hồi quan hệ ngoại giao.

Đây là một "ca nước lạnh" đúng nghĩa giội vào hòn than xung đột mà không ít phương tiện truyền thông phải gọi là "nguy cơ chiến tranh ở Nam Mỹ”. Một tuần trước, tổng thống Venezuela và tổng thống Ecuador còn gọi tổng thống Colombia là "con rối" bị Mỹ điều khiển và "thực hiện những vụ thảm sát". Còn tổng thống Colombia buộc tội hai ông kia bảo trợ lực lượng FARC chống Chính phủ Colombia trong 40 năm qua.

Venezuela và Ecuador - với vị trí địa lý ở hai đầu của Colombia - đã triển khai quân đội hùng hậu tới biên giới sau khi Colombia xua quân tràn qua biên giới Ecuador, giết chết một thủ lĩnh và 25 thành viên của FARC - lực lượng bị Mỹ xem là khủng bố.

Nhưng sự hạ nhiệt căng thẳng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì nếu chiến tranh xảy ra, thiệt hại về kinh tế sẽ quá lớn đối với cả ba quốc gia vốn có quan hệ thương mại rất chặt chẽ với nhau. Theo IHT, thương mại giữa Colombia và Venezuela đạt 6 tỉ USD/năm, với Ecuador là 2 tỉ USD/năm. Lần khủng hoảng này được xem như một lần "nắn gân" nhau và thể hiện sức mạnh quốc phòng.

Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ khó mang tính lâu dài vì không chấm dứt được nguyên nhân xung đột - tức là tầm ảnh hưởng của FARC đang vượt qua biên giới nước này, hàng trăm con tin vẫn đang bị FARC giam cầm và sự khác biệt về hệ tư tưởng trong khu vực.

Ở châu Mỹ, Mỹ là nước duy nhất ủng hộ Colombia khi vượt biên giới vào Ecuador lần này. Còn Ecuador, Venezuela và Nicaragua đều đứng về một phe phản bác. Ngay cả những nước có quan điểm trung dung trong khu vực như Argentina, Brazil và Chile cũng phản bác Colombia xâm phạm lãnh thổ. Trong những năm gần đây, tình hình chính trị ở Nam Mỹ ngày càng căng thẳng, khiến các nhà quan sát nghi ngờ khu vực này có thể biến thành một Trung Đông thứ

Cheong Wa Dae, có hiệu suất hay là "mệt phờ râu"?

http://sg.yimg.com/xp/tto/20080309/10/3490738217-cheong-wa-dae-c-hi-u-su-t-hay-l.jpg?x=180&y=135&sig=w5CrvfVOKwbIn1yxnwhYjQ--

TT- - TT - Đó là tựa đề một bài viết trên The Korea Times phản ánh nỗi hoang mang của dư luận Hàn Quốc do không biết nên mừng hay lo khi tân Tổng thống Lee Myung Bak làm việc không ngưng nghỉ.

ADVERTISEMENT

Vào buổi sáng đầu tiên ở Cheong Wa Dae (văn phòng tổng thống Hàn Quốc), Tổng thống Lee dậy lúc 5 giờ sáng, đọc báo, ăn sáng, kiểm tra lịch làm việc để sẵn sàng bắt tay vào việc lúc 7g30. Vị tổng thống 66 tuổi làm việc hăng say cho đến tận hơn nửa đêm.

Nội các của ông họp vào lúc 8g, sớm hơn nội các tiền nhiệm một giờ. Việc này buộc họ phải ngồi ở văn phòng để chuẩn bị muộn nhất là vào 6g sáng. Tình hình bên ngoài Cheong Wa Dae cũng không khác, vì hầu hết các bộ đều phải bắt đầu cuộc họp sáng vào 7g30.

Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ trong những ngày đầu tiên, nhưng sau vài tuần, các trợ lý của ông Lee xuất hiện trước báo giới với mắt quầng thâm. Một quan chức cấp cao trong Bộ Đất đai, vận tải và hàng hải xin được giấu tên than thở: "Đây là một chính quyền dậy sớm và làm việc nặng nhọc. Nói thật, các quan chức cao cấp trong bộ thường không sống theo kiểu quá bận rộn như vậy mỗi ngày làm việc đâu". Đó là "nói nhỏ cho nhau nghe", còn khi phát ngôn chính thức, Bộ trưởng Chiến lược và tài chính Kang Man Soo cho biết: "Trên thế giới không hiếm kiểu lịch làm việc nặng nhọc như thế. Chẳng hạn người ta vẫn biết các quan chức Mỹ dậy sớm và có khi cuối tuần cũng làm việc".

Thế nhưng báo giới Hàn Quốc "bẻ lại": báo chí Mỹ nhiều lần nhấn mạnh chính quyền của Tổng thống George Bush làm việc quá sức nên hậu quả là không thể đưa ra những phán quyết đúng đắn. Một quan chức về hưu phê thẳng: "Không phải cứ thức khuya, dậy sớm thì có nghĩa anh đang làm tốt. Đôi khi anh chỉ làm để trình diễn thôi". Lời phê bình này quả có nặng, nhưng vài thư ký riêng của Tổng thống Lee cũng đồng ý rằng càng về cuối ngày công việc của họ càng kém hiệu quả do thiếu ngủ.

The Korea Times trích phát biểu của một nhà nghiên cứu cao cấp trong Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung để kết thúc bài viết: "Dân chúng đâu muốn có một chính phủ mệt nhoài. Họ muốn một chính phủ thông minh và làm việc hiệu quả mà tổng thống đã hứa". Lịch làm việc của vị nguyên thủ Hàn Quốc đã được người dân "soi" như thế đó.


Seoul muốn "rửa sạch ô danh"

"Năm nay sẽ là năm khởi động chính sách "không có tham nhũng". Chúng tôi muốn biến Seoul thành chính quyền địa phương sạch nhất nước", thanh tra Chung Soon Koo tuyên bố.

Theo kế hoạch vừa ban hành, các quan chức thành phố Seoul bị phát hiện nhận hối lộ, dù ít hay nhiều cũng sẽ bị đình chỉ công tác. Cụ thể là những người nhận quà hay các dịch vụ trị giá trên 30.000 won (32 USD) từ những người đang liên hệ để làm việc với họ sẽ bị đình chỉ công tác và phạt tiền. Còn những người nhận ít hơn 32 USD cũng có thể bị ngưng công tác nếu họ nhận quà để ban cho đối tác những đặc ân nào đó bất hợp pháp.

Những quan chức nhận hối lộ từ 1 triệu won (1.055 USD) trở lên sẽ bị truy tố. Đây là mức vừa được điều chỉnh hạ xuống vì qui định trước đây chỉ tiến hành cáo buộc hình sự khi các quan chức nhận trên 5 triệu won (5.275 USD). Các quan chức cũng không được phép nhận lời mời đi ăn, các dịch vụ giao thông liên lạc hay vận chuyển trị giá trên 32 USD.

Không những quan bị phạt mà những công ty có liên quan đến hối lộ quan chức cũng sẽ không được đấu thầu dự án của chính phủ trong hai năm. Các nhà thầu hối lộ sẽ bị cấm hoạt động trong một năm. Trong khi đó, bất cứ ai có công trình báo hiện tượng tham nhũng của quan sẽ được nâng mức thưởng từ 10 triệu won trước đây lên 50 triệu won. Ban thanh tra dự định lắp một đường dây nóng để người dân có thể gọi trực tiếp.

Mục tiêu của chính quyền thành phố Seoul là xóa đi "mối ô danh" mà nơi này đang chịu: theo khảo sát năm 2006 của một ủy ban chính phủ, Seoul là thành phố tham nhũng thứ nhì trong 16 thành phố của cả nước! Nguyên phó thị trưởng Won Se Hoon, nay là bộ trưởng hành chính công và an ninh, mới đây bị công luận phanh phui chuyện ông đã vận động cho con trai ông đi nghĩa vụ quân sự ở... ngay tại văn phòng cứu hỏa của thành ph